Tìm kiếm

Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh...

Có 101 kết quả được tìm thấy cho tag "thong-tin-my-thuat"

Triển lãm tranh, tượng của cán bộ, giảng viên Trường đại học Mỹ thuật Tp.HCM tại trường đại học Mỹ thuật Hà Nội

Từ lâu, cán bộ, giảng viên trường Đại học Mỹ Thuật TP.HCM và các cán bộ, giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội đã trở nên thân thiết trong các lĩnh vực đào tạo, trao đổi chuyên môn… và cứ 2 năm một lần, lại có dịp tổ chức triển lãm giao lưu những tác phẩm do cán bộ, giảng viên hai trường sáng tác.

một số tham luận tại Đại hội Đại biểu Hội Mỹ thuật Việt Nam lần VI

Về triển lãm mỹ thuật ở khu vực trong cả nước. Đây có thể nói là một sáng kiến và nỗ lực lớn của Hội kế tiếp kinh nghiệm từ nhiệm kỳ trước. Các triển lãm này về quy mô tổ chức và chất lượng tác phẩm ngày càng được nâng cao. Đây chính là việc làm thiết thực đưa mỹ thuật đến nhiều vùng miền của đất nước, phục vụ được nhiều đối tượng đồng bào, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục và nâng cao nhu cầu hưởng thụ thẩm mỹ của nhân dân

Bài phát biểu của đồng chí Phan Diễn tại đại hội đại biểu toàn quốc lần VI Hội Mỹ thuật Việt Nam

Ngành mỹ thuật đã có bước phát triển mới. Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức để hội viên có điều kiện đi thực tế về các cơ sở kinh tế, các đơn vị quân đội, tiến hành tài trợ cho các tác giả, tổ chức các trại sáng tác và rất nhiều cuộc triển lãm, làm cho hoạt động mỹ thuật sôi động và phong phú, thu hút được đông đảo hội viên và những người yêu thích nghệ thuật tham gia sáng tạo nghệ thuật.

Danh sách Ban chấp hành Trung ương HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM khóa VI

Danh sách Ban chấp hành Trung ương  HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM khóa VI.

01/ Họa sĩ Trần Khánh Chương
02/ Nhà điêu khắc Phan Gia Hương
03/ Họa sĩ Lê Huy Tiếp
04/ Nhà PBMT Mai Thị Ngọc Oanh
05/ Họa sĩ Bằng Lâm
06/ Họa sỹ Trương Bé
07/ Họa sĩ Đào Minh Tri
08/ Họa sĩ Lương Xuân Đoàn
09/ Nhà PBMT Nguyễn Đỗ Bảo
10/ Họa sĩ Trần Huy Oánh
11/ Họa sĩ  Vi Kiến Thành

Đại hội Đại biểu toàn Quốc Hội Mỹ thuật Việt Nam lần thứ VI (Nhiệm kỳ 2004 – 2009)

Tại đại hội, các đại biểu đã lần lượt nghe các đồng chí trong ban chấp hành đương nhiệm đọc báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ V (2000 – 2004) trong đó chú trọng về  hoạt động sáng tác và công bố tác phẩm - với các mảng  đi thực tế, trại sáng tác, tài trợ sáng tác, triển lãm, về giải thưởng mỹ thuật hàng năm, nghiên cứu lý luận phê bình, phối hợp với các cơ quan & tổ chức trong và ngoài nước …

FESTIVAL Mỹ Thuật Trẻ Toàn Quốc Viễn Cảnh Cho Nghệ Thuật Đương Đại

Như chúng ta đã biết, nghệ thuật đương đại với những dạng thức mới chủ yếu (intasllation; performance art; video art;…) đã hoà nhập vào Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá. Quá trình bình thường hoá thẩm mỹ này, hay cũng có thể nói là sự thêm ra cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại đã vấp phải không ít trở ngại bởi một sức đề kháng được tự động hoá từ chính người trong giới trước tiên chứ không phải từ đại chúng.

Mỹ Thuật Đương Đại

Xét theo quan điểm lịch sử, đó chính là tính đương đại của nghệ thuật, thiếu nó khó tạo nên cái đẹp, cái hấp dẫn và không đủ khả năng đối thoại của nghệ thuật. Tất nhiên, trong cuộc đời và nghệ thuật nói chung và mỗi tác giả nói riêng, cũng như tính đương đại của nghệ thuật luôn có tính đa chiều

Những Họa Sĩ Bậc Thầy Nhật Bản Khai Sáng Hội Họa Phương Tây

Tương truyền rằng các hoạ sĩ Pháp hồi giữa thế kỷ 19 đã khám phá ra nhiều điều kỳ diệu của tranh khắc gỗ Nhật Bản khi họ vớ được các giấy gói đồ gốm nhập từ Nhật Bản về. Ngày nay, khi ta xem các tranh in ván khắc của Utagawa Hiroshige và Katsushika Hokusai, hai họa sĩ vĩ đại nhất của thể loại tranh in bản khắc gỗ của Nhật Bản

Họa Sỹ Huỳnh Văn Thuận Với Những Bức Tranh Cổ Động

Một trong những hoạ sĩ góp phần lớn vào loại hình tranh cổ động và đi tiên phong trong hoạt động của mỹ thuật phục vụ kháng chiến ở hai cuộc chiến của nhân dân ta, đó là hoạ sĩ Huỳnh Văn Thuận. Những bức tranh cổ động nhạy bén về đề tài, phong phú về bút pháp của ông đã cổ vũ tinh thần yêu nước, niềm tin vào cuộc kháng chiến trường kỳ

Tranh In Ván Khắc Vẫn Đứng Vững Trong Kỷ Nguyên Kỹ Thuật Số

Mấy năm vừa qua, tranh in ván khắc đã trải qua một cuộc khủng hoảng, các trường mỹ thuật đóng cửa các khoa chuyên về in tranh và dành các nguồn lực cùng các cơ sở vật chất đó cho việc giảng dạy và mua sắm trang thiết bị kỹ thuật số.

Từ Những Bức Tranh In Đá Đầu Thế Kỷ XX Ở Đất Gia Định

Trong những ấn phẩm phát hành vào dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn- Thành phố Hồ Chí Minh có một cuốn sách liên quan đến trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, đó là cuốn “Sài Gòn- Gia Định xưa- Ký họa đầu thế kỷ XX” do Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1995. Sách in 40 bức tranh in đá hay còn gọi là thạch bản (lithô) của học sinh thế hệ đầu  tiên “Trường vẽ Gia Định” vào những năm đầu của thế kỷ XX.

Những Bức Tranh Vẽ Trên Giấy Đầu Tiên Của Nhân Loại

Vẽ lên giấy là chuyện phổ biến ngày nay vì giấy sẵn, màu sẵn, ai cũng có thể vẽ được (chỉ  khác nhau là đẹp hay xấu mà thôi). Thế nhưng thuở xưa ai chế ra giấy? Ai vẽ tranh lên giấy đầu tiên?

Tranh Luận Liên Quan Đến Viện Bảo Tàng Louvre

Louvre là viện bảo tàng lớn nhất thế giới, chứa đến 380.000 tác phẩm, nhưng thông thường chỉ trưng bày 35.000 bức, gởi tại các viện bảo tàng tỉnh 30.000 bức và cho mượn để triển lãm 1.500 bức.
Mới đây, viện bảo tàng Louvre có ý định ký kết để thành lập tại Tiểu Vương quốc  Ả Rập Abu Dhabi một chi nhánh

Tranh Đồ Họa Thành Phố Hồ Chí Minh Qua Một Số Ý Kiến

Do yêu nghề, họ phải bươn chải ở các lĩnh vực khác cũng thuộc chuyên ngành để nuôi sáng tác đồ hoạ giá vẽ. Đó cũng là nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến yếu kém của các chất liệu tranh đồ hoạ.

Từ Bãi Đá Cổ Sapa Đến Nghệ Thuật Hiện Đại

Những hình chạm khắc trên bãi đá cổ Sapa từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khảo cổ học và dân tộc học trong và ngoài nước (1). Tuy nhiên cho đến nay, dường như chưa một ai có thể đi đến những kết luận rõ ràng có tính khẳng định về niên đại, về nguồn gốc (tức chủ nhân của các hình chạm khắc) cũng như giải nghĩa mạch lạc về những hình chạm ấy...

100 Năm Giáo Dục Mỹ Thuật Trung Quốc (1906-2006) Nhìn Từ Học Viện Mỹ Thuật Trung Ương Bắc Kinh

Học viện Mỹ thuật Trung ương từ một học viện theo hướng chuyên môn cao, đa chuyên ngành đã chuyển thành một học viện tạo hình thuần tuý. Các môn học về kiến trúc, nghệ thuật ứng dụng bị cắt bỏ, một bộ phận giáo sư, hoạ sĩ rời khỏi CAFA. Năm 1956 thành lập Học viện Mỹ thuật Công nghệ. Giáo dục mỹ thuật phổ thông chỉ còn lại việc dạy vẽ, dạy tô, dạy đồ theo các mẫu sẵn có.

Nghề In Và Đồ Họa Sách Thời Nguyễn

Khi tìm hiểu về nghề in sách ở Việt Nam thời xưa không thể không nhắc đến Lương Như Hộc và nghề làm giấy của ta.
Phần Chư Công nghệ Tổ sư sách Liệt Tiên truyện có chép, Hộc người Hồng Lục huyện Trường Tân lộ Hải Dương, đỗ Thám hoa khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442), quan đến chức Đô ngự sử, từng hai lần sang sứ Trung Quốc và học được cách chế bản in. Đi sứ về, Hộc dạy cho dân Hồng Lục và Liễu Tràng (Hồng Liễu), vì thế dân có nghề này.

Tranh Sình

Ngày nay, làng Sình được biết đến như một làng văn vật của đất cố đô, nơi còn lưu giữ nghề làm tranh cổ truyền và một hội vật nổi tiếng, tổ chức vào ngày mồng mười tháng giêng âm lịch hàng năm: “Dù ai đi đó đi đây- Đến ngày Hội vật nhớ quay về Sình”.

Thông tin Mỹ thuật số 17-18

Thông tin Mỹ thuật số 17-18 (phát hành ngày 15  tháng 10 năm 2008)

Con Lợn Của Hai Dòng Tranh Đông Hồ Và Kim Hoàng

Khi nói về các bức tranh dân gian vẽ con lợn (heo) người ta luôn nghĩ đến các bức tranh Đông Hồ, điều đó thực dễ hiểu vì tranh Đông Hồ là dòng tranh nổi tiếng còn tồn tại đến ngày nay, trong khi các dòng tranh khác ít nhiều mai một và biến mất.

Hoa Văn Trang Trí Kh'me Nam Bộ

Hoa văn trang trí Kh’mer Nam Bộ tập trung chủ yếu ở hơn 500 ngôi chùa  ở miền Tây Nam Bộ nói chung, Trà Vinh và Sóc Trăng nói riêng. Nên khi nói về hoa văn trang trí, chúng ta không thể tách chúng ra khỏi tổng thể của nó, bởi hoa văn có tác dụng làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi chùa làm cho ngôi chùa thêm phần lung linh, lộng lẫy...

Thổ cẩm Ê Đê

Ơ vùng Tây Nguyên trước kia vẫn tồn tại một tập tục truyền thống khá đặc biệt, đó là trong các lễ cưới hỏi, người con gái luôn tự tay dệt các tấm chăn, áo, khố, thổ cẩm để làm quà tặng họ hàng nhà chồng. Có lẽ vì vậy mà đồng bào dân tộc ít người sống trên dải Trường Sơn – Tây Nguyên hầu như đều biết ít nhiều về nghề dệt thổ cẩm. Nổi bật và được nhiều người biết tới có lẽ phải kể đến thổ cẩm và những hoa văn trang trí trên thổ cẩm Êđê.

Hoa văn trên trang phục của tộc người Gia Rai

Những mô típ rúp (hình) của người Giarai có thể thấy ở khắp nơi, người ta vẽ trên kho thóc, trên thân nêu trong lễ cúng lúa, lễ bỏ mả,... và trên cả các vật dụng sinh hoạt: gùi, rổ,... nhưng phong phú và biểu cảm nhất vẫn là những hoa văn trên trang phục của các chàng trai, cô gái Giarai.

Vài Nét Về Hình Thức Video Art Ở Việt Nam

Cùng với cuộc cách mạng truyền thông, truyền hình, số hoá, những ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới đã được các nghệ sĩ tận dụng, hỗ trợ cho các sáng tác nghệ thuật thị giác. Thời đại mới cần những hình thức diễn đạt mới, thể hiện được tốc độ sống và những thành tựu kỹ thuật cao, từ những phức cảm thẩm mỹ đương đại dẫn đến việc hình thành Digital art (nghệ thuật Kỹ thuật số), Video art (nghệ thuật Video).

Nghề Curator Và Nghệ Thuật Đương Đại

Nghề curator (quản lí, tổ chức triển lãm) được biết đến ở Việt Nam trong khoảng một vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, khái niệm chính xác về nghề này như thế nào vẫn là điều mơ hồ với đại đa số dân chúng Việt Nam, thậm chí với chính các nghệ sĩ. Việc không có các curator chuyên nghiệp là thiệt thòi lớn đối với mỹ thuật đương đại Việt Nam, trong việc xác định vị trí của nó ở chính Việt Nam và trên thế giới

INGRES Trong Tiền Sảnh Của Ngôi Nhà Hội Họa Hiện Đại

Kẻ tò mò, bị bệnh thần kinh, lập dị… là những tố chất đã kết tụ và ngự trị trong Ingres với những dồn nén và ám ảnh về những cuồng si trong trí qua hình tượng phụ nữ khỏa thân đẹp tuyệt trần của ông. Hai triển lãm có ý nghĩa đặc biệt ở Louvre và Montauban trong năm 2006, đã giới thiệu chi tiết tất cả những đặc sắc và cảm hứng thăng hoa của bậc thầy Ingres qua nét vẽ gợi cảm bằng những đường cong uốn lượn, thanh tú, nhẹ nhàng.

Công Xưởng Mỹ Thuật Trung Hoa

Những nhà sưu tầm mỹ thuật đương đại Trung Hoa giờ đây có cả một loạt tên mới để biết và để nhớ: đó là tên tuổi của các nghệ sĩ Trung Hoa mà sự nghiệp của họ hiện đang nổi lên như sóng cồn trong một khu vực thị trường vừa mới mẻ, vừa sôi động. Tên tuổi được nhắc đến nhiều nhất hiện nay là Zhang Xiaogang, với loạt tranh nhan đề “Huyết thống” (Bloodline Series)

Triển Lãm Thiết Kế Đồ Họa Của Khoa Mỹ Thuật Ứng Dụng Trường Đại Học Mỹ Thuật Tp.HCM Tại Hà Nội

Triển lãm đã thu hút đông đảo các sinh viên, giảng viên  mỹ thuật của các Trường: Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Mỹ thuật Công nghiệp, Đại học mở, Đại học Kiến trúc, các nhà thiết kế, nhà lý luận và báo giới… Qua những nhận xét, đánh giá của các nhà chuyên môn, các nhà báo, nhà phê bình lý luận, sinh viên các trường…

Một Tấm Gương Lao Động Sáng Tạo Nghệ Thuật

Trong lịch sử mỹ thuật cận hiện đại Việt Nam, Tô Ngọc Vân là một họa sĩ tài năng uyên bác, một cán bộ tổ chức đầy năng lực, một người thầy giỏi có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ nghệ sĩ và có tiếng vang đến người yêu chuộng nghệ thuật nước ngoài.

Danh Họa Tô Ngọc Vân - Người Thầy Của Khóa Mỹ Thuật Kháng Chiến

Tháng 10 - 1950, Trường Cao đẳng Mỹ thuật khai giảng khóa đào tạo chính quy đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự chủ trì của vị Hiệu trưởng – họa sĩ danh tiếng Tô Ngô Vân. Khóa học ấy sau này ta thường gọi là “Khóa kháng chiến” ở chiến khu Việt Bắc, Trường Mỹ thuật Việt Nam. Mục đích của trường là đào tạo lớp họa sĩ – cán bộ đem “hội họa phụng sự nhân dân, làm đẹp cuộc đời của nhân dân, hướng dẫn để nâng cao trình độ hội họa của nhân dân…”

Năm Hợi Lượm Lặt Chuyện Heo Trong Mỹ Thuật

Trung Quốc và các nước Đông Á cũng rất đề cao hình ảnh con heo bởi sự mập mạp, béo tốt và mắn đẻ của nó. Hình ảnh con heo đã xuất hiện rất sớm trong nền văn hóa Trung Quốc, ví dụ như một cái Chén gốm đen khắc hình lợn rừng của nền Văn hóa Hà Mụ Độ (Hà Mẫu Độ) trước công nguyên 5000 đến 4000 năm, hiện trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Triết Giang (Trung Quốc). Chén được trang trí bằng các nét khắc hình con heo, mang các họa tiết đơn giản là những đường vạch và đường tròn đồng tâm

Sự Ra Đời Của Nghệ Thuật Trang Trí

Trang trí có từ bao giờ? Ở đâu? Tại sao? Do khởi đầu người ta đã muốn làm đẹp hay chỉ để đánh dấu? - Đó là những băn khoăn của giới sử học nghệ thuật... Với chút ít tư liệu trong tay, chúng tôi xin mời các bạn cùng tìm hiểu và suy ngẫm.

Con Nghê một biểu tượng tạo hình thuần Việt

Con nghê - đồ án trang trí đặc sắc bắt đầu có ở nước ta từ bao giờ trong các chốn uy nghiêm như lăng tẩm, cung điện, đền, khán thờ, tấm chạm, cột, đầu đao đình làng và gắn liền trên các đồ vật như: hoành phi câu đối, đỉnh hương, chân đèn, dấu, ấn, triện, nắp chóe, vật bày thờ, nóc bình vôi hay thậm chí cả trên cái chặn giấy...? phải chăng các nghệ nhân muốn tạo nên con Nghê như một biểu tượng thuần việt?.

Lịch sử ngành in vải hoa

Nói đến in vải hoa là chúng ta cùng một lúc đề cập đến nhiều ngành khác nhau. Để tạo được một sản phẩm in hoa ba ngành chính tham gia vào quá trình tạo sản phẩm là mỹ thuật, hóa nhuộm, in ấn. Mỗi sản phẩm in hoa đều mang đặc thù riêng của nó: tính thẩm mỹ trong họa tiết trang trí, tính cơ lý của chất liệu in, màu in. Khi đề cập đến từng ngành tham gia tạo sản phẩm là đề cập đến nhiều vấn đề: lịch sử phát triển, hiện tại, tương lai của từng ngành.

Tạo Hình Từ Trái Cây Nam Bộ

Nghệ thuật tạo hình từ trái cây bắt đầu rải rác xuất hiện, nhất là tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nơi được mệnh danh là xứ sở của trái cây quanh năm. Đến năm 1996 khi khu du lịch Suối Tiên tổ chức lễ hội trái cây Nam Bộ đầu tiên thì đã có những cuộc thi hẳn hoi và coi đây là một nét văn hóa truyền thống hàng năm và cũng xuất hiện thêm nhiều nơi như Đầm Sen, Tao Đàn,…

Những Chú Heo Tạc Trên Vì Kèo Của Đình Chùa Cổ

Đó là những chú heo nhà, đang được người cho ăn, trong một quang cảnh đầm ấm. Quả là hiếm hoi bởi ít khi heo được tạc tượng ở Việt Nam (trong khi heo ở tranh dân gian khá nhiều) trái ngược hẳn với một số con vật chưa chắc đã có thật nhưng lại được tạc tượng quá nhiều như rồng, phượng, lân, nghê v.v...

Thông tin Mỹ thuật số 15-16

Thông tin mỹ thuật số 15-16 (Phát hành tháng 8 năm 2004)

Tính Cách Của Thành Phố

Lại hay có câu hỏi, yêu cầu lạ lùng là : Làm sao có nền văn học, nghệ thuật, có tác phẩm  ngang tầm đất nước, tầm thủ đô, tầm thành phố. Mà thực tế là ngược lại, chính các tác phẩm  đã và đang có xác định tầm của đất nước, của kinh đô hay Thành phố!

Sơn Ta - Sơn Mài, Phát Triển Hay Thụt Lùi

Sơn là vẽ, là dự kiến, là đưa ra khả năng phối trợ, bao gồm dự định phối hợp của nhiều lớp màu được chồng đè (không tuyệt đối đồng đều về độ dày mỏng) lên nhau.
Mài, là vẽ, là làm phẳng, là tận dụng khả năng phối hợp (cả ngẫu nhiên và chủ động) của những lớp màu đã sơn theo dự kiến lúc trước. Với kỹ thuật như trên, sơn - mài có ưu thế về chiều sâu, lộ rõ thứ lớp của nhiều lớp màu; khi bức tranh được đánh bóng thì hiệu quả theo chiều sâu tăng lên rõ rệt, không một chất liệu nào sánh kịp.

Top 10 Khuynh Hướng Nghệ Thuật Đương Đại

Tiếp theo kỳ trước

Trong tạp chí “Art news” số 2 phát hành tháng 2 năm 2006 có một loạt bài viết về các khuynh hướng mỹ thuật đương đại dưới một tiêu đề chung Top 10 trends, 10 bài viềt viết về những họa sĩ mà tác phẩm của họ phản ánh những khuynh hướng tiêu biểu được tạp chí trên tuyển chọn. Do số trang có hạn, Thông tin Mỹ thuật không thể đăng lại trọn vẹn các bài viết trên; để giúp bạn đọc có một cái nhìn toàn bộ và cập nhật về mỹ thuật thế giới, chúng tôi tổng thuật trong bài viết sau và đăng tải thành 2 kỳ

Kỷ Niệm 400 Năm Ngày Sinh REMBRANDT

Rembrandt sinh ngày 15/7/1606 tại Leyden trong một gia đình giàu có. Ông có năng khiếu hội họa từ bé, luôn thích thú với những tranh minh họa trong Thánh kinh, hay thuận tay ký họa đầy mặt vở học lúc đến trường. Đầu tiên, ông học chữ Latin rồi vào Đại học học Chính trị Pháp luật. Nhưng Rembrandt rời bỏ ngành này rất nhanh để theo học hội họa trong các xưởng vẽ.

Thăm Bảo Tàng Quốc Gia Nghệ Thuật Đương Đại Hàn Quốc

Đón chào người xem là Vườn điêu khắc ngoài trời, toàn bộ vườn là một công viên nhỏ với bãi cỏ, hàng cây và lối đi dạo lượn quanh sườn đồi, một không gian lý tưởng để trưng bày các tác phẩm điêu khắc. Các tác phẩm điêu khắc ngoài trời được sắp đặt cẩn thận phù hợp với hướng nhìn, chiều đi của người xem. Ấn  tượng nhất trong vô số các tác phẩm điêu khắc ở đây là một bức tượng người đàn ông đồ sộ bằng inox đứng vươn mình trước hình núi phía sau, hàm dưới của tượng chuyển động được, mỗi lần nó đều đặn xoay chuyển thì từ tượng lại phát ra một âm thanh ê a như một tiếng hát trầm lắng giữa núi rừng

Họa Sỹ Ủ Văn An Và Các Tác Phẩm Tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh

Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh hiện đang lưu giữ 4 tác phẩm sơn mài của họa sĩ Ủ Văn An. Đây là những tác phẩm ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên miền Bắc bằng sơn mài với màu son đằm thắm.  

Làng Nghề Sơn Mài Tương Bình Hiệp (Thị Xã Thủ Dầu Một - Tỉnh Bình Dương)

Thập niên 50 của thế kỷ trước, với sự xuất hiện của xưởng sơn mài Thanh Lễ do hai  ông Trương Văn Thanh và Nguyễn Thanh Lễ gây dựng đã tạo nên một mốc son mới cho chiếc nôi sơn mài Tương Bình Hiệp. Với sự đóng góp của những nghệ nhân tài hoa, xuất sắc như: Thái Văn Ngôn, Ngô Từ Sâm, Trương Văn Cang, Trần Văn Nam và một số thầy giáo Trường Mỹ nghệ thực hành Thủ Dầu Một

Tưởng Nhớ Họa Sỹ Mai Văn Hiến "Gặp Nhau"

Mũ lưới ngụy trang, với ba lô trên lưng nhẹ tênh hơn những ngày đi chiến dịch, tôi chưa nghĩ mình đã rời đơn vị chiến đấu, đã dần xa núi rừng Việt Bắc… nhưng bước đi đã thấp dần về phía Đại Từ - Thái Nguyên. Hỏi thăm, tới một ngôi nhà tranh sau lũy tre có cái sân gạch nhỏ, có mấy cái chum, vại hứng nước mưa từ dưới cây cau. Tôi đã gặp chính anh: họa sĩ Mai Văn Hiến. Người dáng to cao, trắng trẻo và hơi béo hơn anh em: Anh có cái mũi hơi Tây, mắt mở to, nói oang oang, vồn vã, vui vẻ.

Cơ Cấu Tổ Chức Hội Họa Tại Pháp Và Giải Thưởng Hội Họa "Đông Dương"

Họa sĩ có tác phẩm trưng bày tại triển lãm “Hội thuộc địa nghệ sĩ Pháp” sẽ qua một cuộc tuyển chọn, người đoạt giải được trao tặng một năm du lịch nghiên cứu, cộng thêm vé hạng nhất khứ hồi, một tài trợ là 1.200 đồng Đông Dương và đi lại miễn phí trên toàn Đông Dương. Xin lưu ý là đầu thế kỷ, 1 đồng Đông Dương trị giá 3 quan Pháp. Từ năm 1925 đến 1927, tỉ giá trung bình là 14 quan Pháp. Năm 1931, đồng Đông Dương theo tỉ giá kim bảng vị (giá vàng) và cố định là 10 quan Pháp (13).

Lớp Tập Huấn Họa Sĩ Quân Giải Phóng

Mở lớp tập huấn trong tình hình ác liệt, gian khổ như vậy, nên cả thầy và trò phải có quyết tâm cao mới hoàn thành được nhiệm vụ cấp trên giao. Anh em học viên là các họa sĩ, hạ sĩ quan thuộc Cục Tham mưu, Cục Chính trị, Pháo binh, Thông tin, Hậu cần, các sư đoàn về đông đủ đúng theo thông báo triệu tập lớp có tới 25 – 30 học viên.

Vài Cảm Nhận Về Cái Động Trong Một Số Tranh Tĩnh Vật Ở Việt Nam

Tĩnh vật là một thể loại tranh tương đối mới so với mỹ thuật truyền thống của dân tộc ta. Trước thế kỷ 20, ở Việt Nam tranh tĩnh vật chưa có một sự tồn tại độc lập với ý nghĩa là một thể loại tranh riêng biệt. Trong mỹ thuật dân gian, chủ yếu của dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống, “Ngũ quả” là một trong những tranh tĩnh vật hiếm hoi còn thấy được. Ngoài ra còn có dạng tranh tứ bình (mai, lan, cúc, trúc) cũng tương đối phổ biế

Pháp Lang, Pháp Lam Và Shipouyaki

Trong thế giới cổ ngoạn có một loại cổ vật cốt làm bằng kim loại, bên ngoài tráng men nhiều màu, người Trung Hoa gọi là falang (âm Hán – Việt đọc là pháp lang), người Nhật Bản gọi là shipouyaky, còn người Việt Nam thì gọi là Pháp Lam. Loại cổ vật này có sức mê hoặc rất lớn đối với giới sưu tầm cổ ngoạn và các nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ.
Bài viết này xin giới thiệu những kiến thức khái quát, kèm theo hình ảnh về các dòng pháp lam của ba nước Trung – Nhật – Việt cho những ai quan tâm đến loại cổ vật đặc biệt này.

Thông tin Mỹ thuật số 13-14

Thông tin mỹ thuật số 13-14 (Phát Hành Tháng 7 Năm 2004)

Nhà cổ ở Sa Đéc

Sa đéc là một thị xã lâu đời ở đất miền Tây Nam Bộ  với chiều dài lịch sử trên 300 năm. Từ một địa danh chợ Vĩnh Phước  thuộc phủ Tân Thành, huyện Vĩnh An vào thời Minh Mạng (1832), Sa Đéc trở thành một địa hạt do người Pháp lập ra khi chia tách từ tỉnh An Giang và trở thành tỉnh lỵ từ năm 1889.

Nhà Rường Huỳnh Phủ - Bến Tre

Làng Đại Điền xưa nổi tiếng là vùng đất trù phú có nhiều người giàu có, trong số đó có những người mà đến nay vẫn được người dân trong làng nhắc đến như Đốc Phủ Kiểng, Phó Hoài, ông Hương Liêm… Qua một thời gian dài với biến động của thời cuộc, cơ ngơi của các nhân vật trên không còn lại gì, chỉ duy nhất ngôi nhà của ông Hương Liêm là vẫn tồn tại như một bằng chứng về thời kỳ vàng son của chủ nhân nó khi xưa

Một ANGKOR Khác

Đối với tất cả những người yêu nghệ thuật Châu Á, triển lãm này của Bảo tàng Guimet (Pháp) là một sự kiện. Đây là lần đầu tiên nó tập hợp được các tác phẩm nằm rãi rác trong các bảo tàng khác nhau của Việt Nam: số lớn từ Đà Nẵng, được phóng to theo nguyên bản, một số khác từ Thành phố Hồ Chí Minh và Mỹ Sơn.

Vài Suy Nghĩ Về Tính Truyền Thống Trong Tranh Sơn Mài Việt Nam Hiện Đại

Nghệ thuật sơn mài Việt Nam gần một thế kỷ đồng hành cùng các họa sĩ tâm huyết luôn tìm tòi, nghiên cứu làm giàu đẹp thêm tiềm năng lớn lao của chất liệu tạo hình độc đáo này. Từ một chất liệu trang trí cổ truyền họ đã  góp công chuyển thành chất liệu nghệ thuật. Tính truyền thống ấy càng đậm đà hơn qua bàn tay điêu luyện và yêu nghề của các nghệ sĩ nhiều thế hệ đã biết tiếp thu tinh hoa nghệ thuật thế giới và dân tộc ...

Sắp Đặt, Trình Diễn Và Nghệ Thuật Thân Thể

Nghệ thuật Sắp đặt (Installation Arts), Nghệ thuật Trình diễn (Performance Arts) và Nghệ thuật Thân thể (Body Arts) là ba khuynh hướng sáng tác và thể hiện mới của ngôn ngữ mỹ thuật, của nghệ thuật thị giác. Nó được coi là một hình thái, khuynh hướng nghệ thuật hậu hiện đại.

Top 10 Khuynh Hướng Nghệ Thuật Đương Đại

Trong tạp chí “Art news” số 2 phát hành tháng 2 năm 2006 có một loạt bài viết về các khuynh hướng mỹ thuật đương đại dưới một tiêu đề chung Top 10 trends, 10 bài viềt viết về những họa sĩ mà tác phẩm của họ phản ánh những khuynh hướng tiêu biểu được tạp chí trên tuyển chọn. Do số trang có hạn, Thông tin Mỹ thuật không thể đăng lại trọn vẹn các bài viết trên; để giúp bạn đọc có một cái nhìn toàn bộ và cập nhật về mỹ thuật thế giới, chúng tôi tổng thuật trong bài viết sau và đăng tải thành 2 kỳ

Nét, Nhịp Điệu Trong Tranh VAN GOGH

Van Gogh, hoặc Vincent, vì ông thích được gọi với tên này hơn, đã viết cho người em là nhà buôn bán tranh nghệ thuật Theo vào đầu tháng 9 - 1880, khi ông vừa mới quyết định trở thành một họa sĩ: “Giờ đây anh nhìn sự vật với đôi mắt khác hơn trước lúc bắt đầu vẽ”.

Hợp Tác Đức - Việt Trong Dự Án Bảo Tồn Tranh Tường An Định Cung

An Định Cung là công trình kiến trúc độc đáo của vương triều Nguyễn (1802 - 1945) ở Huế vào đầu thế kỷ XX. Từ năm 1902, nơi đây là phủ đệ của hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo, con trai vua Đồng Khánh (1885 - 1889). Năm 1916, Bửu Đảo được đưa lên làm vua, lấy niên hiệu là Khải Định, thay cho vua Duy Tân (1907 - 1916) vừa bị thực dân Pháp bắt đi đày ở đảo Réunion (Madagasca, châu Phi).

Lớp Hội Họa Đầu Tiên Của Ban Tuyên Huấn Khu Trung Nam Bộ (Khu 8)

Phong trào đồng khởi ngày 17 tháng giêng năm 1960 ở Bến Tre đã nhanh chóng lan ra các tỉnh lân cận trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Khí thế cách mạng dâng cao, địch hoang mang co cụm, cố thủ những vị trí xung yếu ở thị xã, các thị trấn và các trục giao thông chiến lược, đại bộ phận nông thôn đã được giải phóng.
Chưa đầy một năm sau ngày đồng khởi, dọc theo các tuyến giao liên ở Bến Tre, trục lộ chính trong vùng giải phóng, phòng thông tin được xây dựng, bằng, cờ, biểu ngữ, tranh cổ động,

Nghề Chạm Khác Gỗ Chợ Thủ (Chợ Mới - An Giang)

Nghề mộc chạm khắc gỗ ở đây từ bao đời đã tạo cho Chợ Thủ một diện mạo riêng biệt so với các vùng xung quanh. Ít có ai nghĩ rằng giữa một vùng đồng ruộng chân chất lại xuất hiện một làng nghề như vậy.

Những Chiếc Mặt Nạ Vàng Phát Hiện Ở Giồng Lớn - Long Sơn

Giồng Lớn là một di chỉ mộ táng tọa lạc trên một giồng cát ven biển, nằm dài 1km theo hướng đông – tây với bề rộng khoảng 100m, thuộc xã đảo Long Sơn - thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Tại đây, qua hai đợt khai quật khảo cổ năm 2003 và 2005, hàng ngàn hiện vật đã được phát hiện, gồm có: đồ gốm, đồ đá, đồ sắt; đặc biệt rất phong phú đồ trang sức bằng thủy tinh, đá nê-phrít, mã não, hồng ngọc và bằng vàng.

Để Vẽ Tốt Hình Họa Cơ Bản

Nhiều bạn khi vẽ hình họa thường chỉ quan tâm tới mảng đặc, nhưng lại bỏ qua khoảng trống, mà không biết rằng mối quan hệ giữa mảng đặc và khoảng trống là rất mật thiết.

Thăm Minh Trị Thôn Nghĩ Về Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc Ở Huế

Khi Kojima Yuki, một người bạn Nhật, thông báo sẽ đưa chúng tôi đến thăm bảo tàng kiến trúc thời Minh Trị ở tỉnh Aichi, tôi cứ tưởng nơi đến là một tòa nhà hiện đại ở trung tâm Nagoya, trưng bày những mô hình kiến trúc thu nhỏ, có hệ thống nghe nhìn giúp du khách cảm nhận đầy đủ hơn về cảnh quan kiến trúc Nhật Bản dưới thời Minh Trị (1868 - 1912), nghĩa là chúng tôi sẽ đến thăm một bảo tàng theo có kiểu thức trưng bày truyền thống.

Tư Liệu Về Nhà Cổ Nam Bộ

“Du khảo” một vòng quanh các ngôi nhà cổ nổi tiếng ở nam bộ mà xưa nay đã được ­nhắc đến ít nhiều qua việc lược ghi một số tư liệu

Thông tin Mỹ thuật số 11-12

Thông tin mỹ thuật số 11-12 (phát hành tháng 6 năm 2004)

Con chó trong các nền Văn hóa

Huyền thoại ở nhiều nước trên thế giới đều liên kết với con chó: Anubis, T’ien K’uan (Thiên khuyển), Cerbère, Xolotl, Garm…với Thần Chết, với âm phủ, với hạ giới, với những vương quốc vô hình do các thần âm ty hay thái âm điều khiển. Biểu tượng rất phức tạp của con vật này ngay từ đầu đã gắn bó với bộ ba nguyên tố đất (thổ) - nước (thuỷ) - trăng (nguyệt) mà ý nghĩa huyền bí ta đều biết ở chúng, mang ý nghĩa âm tính, đồng thời là giá trị sinh trưởng, tính dục, bói toán, nền tảng, tất cả rất thích hợp với khái niệm về cái vô thức cũng như cái tiềm thức.

Cổ Vật Xứ Huế Ở Châu Âu

Hơn 3 tháng trời “sục sạo” trong hàng chục bảo tàng và các sưu tập tư nhân ở 3 nước Đức, Bỉ và Pháp, tôi đã “mục kích” hàng trăm món đồ cổ quý hiếm của Việt Nam, trong đó có rất nhiều cổ vật đến từ xứ Huế của tôi. Bài viết này giới thiệu những cổ vật có gốc gác từ cố đô Huế mà tôi đã “phát hiện” trong hành trình Theo dấu cổ vật Việt Nam vừa qua. 

Để Vẽ Tốt Hình Họa Cơ Bản

Trong các trường nghệ thuật tạo hình, hình họa là môn học cơ bản nhằm rèn luyện nhận thức thẩm mỹ và kỹ năng thể hiện hình khối không gian. Hình họa trong tiếng Pháp được chỉ rõ là hình vẽ theo mẫu khỏa thân, tức là lấy cơ thể hoàn mỹ của con người làm đối tượng nghiên cứu.

Hình Tượng Con Chó Trong Mỹ Thuật

 
 

Năm Tuất nói chuyện chó vừa là không khó vừa là khó, nhất là  nói về hình tượng con chó trong mỹ thuật. Bởi vì, mặc dù chó là con vật quen thuộc nhưng khó đưa thành hình tượng nghệ thuật thị giác.   Trước khi tìm những hình tượng con chó trong mỹ thuật chúng ta cũng nên lướt qua đôi chút về vị trí, hình tượng của nó trong các lĩnh vực nghệ thuật khác.   

Họa Sĩ Trẻ, Tại Sao?

Triển lãm mới đây của CLB họa sĩ trẻ TP dành cho những người dưới 45, tôi sợ mình đọc nhầm con số, chỉ năm mùa xuân nữa là “tri thiên mệnh” mà còn trẻ sao? Theo Khổng, biết mệnh trời tức là đã làm hết việc của mình, còn theo hiện sinh thì là ta đã thực hiện cuộc đời mình rồi. Giữa những năm 1980 rất nhiều hội viên cao tuổi phản đối dữ dội Ban nghệ sĩ trẻ (dành cho người dưới 35 tuổi) của Hội NSTH VN

SCANDAL Lan Tràn Thị Trường Tranh Nga

Những kẻ giả mạo đã sửa đổi hàng trăm tác phẩm của những họa sĩ Châu Âu bậc thường bằng cách ký tên những danh họa Nga vào đó để bán với giá đắt gấp nhiều lần

Vượt Rào Cản Không Gian

Qua một số buổi triển lãm tranh được biết đến ở Châu Âu, nhà điêu khắc và họa sĩ sắp đặt người Tây Ban Nha Cristina Iglesias gần đây đã có cuộc trình diễn nghệ thuật đầu tiên tại Mỹ

Vài Nét Về Lịch Sử Truyện Tranh

Nếu hiểu truyện tranh là những truyện kể bằng hình vẽ thì những hình vẽ trên các hang động như Lacaux thuộc loại “truyện tranh” cách đây 35.000 năm. Còn cho rằng truyện tranh là truyện được kể lại bằng hình ảnh kết hợp với chữ viết thì những bức bích họa trong lăng mộ Ai Cập cổ đại mới được gọi là truyện tranh cổ nhất.

Từ Hình Ảnh Đến Truyện Tranh

“Bao giờ việc nghiên cứu tranh truyện đã qua giai đoạn bí truyền và công chúng có văn hóa đã quan tâm đến nó giống như ngày nay họ quan tâm đến nghệ thuật Sonata, Operetta hoặc Ballad  thì người ta có thể thông qua việc khảo sát có hệ thống ý nghĩa của nó, phát lộ ra được tầm quan trọng của nó trong việc chế định môi trường sinh hoạt hàng ngày và những hoạt động văn hóa của chúng ta”

Tôi Xem Triển Lãm Mỹ Thuật Toàn Quốc 2005

Những bức tranh với kích thước lớn, tranh bộ ba… những mặt tranh được thể hiện rất công phu, thể hiện một trình độ nhuần nhuyễn của các họa sĩ Hà Nội với một thái độ rất nghiêm túc để làm một cái gì đấy cho một cuộc triển lãm lớn 5 năm mới có một lần này.

Chùa Mục Đồng Và Tượng Mục Đồng

Cặp câu đối khắc trên hai trụ cổng chùa Long Phước (xã An Đức, Ba Tri, Bến Tre) đã chỉ ra đây vốn là ngôi chùa do mục đồng khởi tạo và sau đó, người trụ trì đầu tiên là nhà sư Minh Trí.  Chúng tôi đã nghe một số câu chuyện truyền khẩu về loại chùa mục đồng này và cứ bán tín bán nghi về cái lõi sự thật lịch sử của nó. Do đó, khi đứng trước chùa Long Phước, cái “chứng cứ văn tự” đó đã làm tôi xác tín về sự tồn tại của loại chùa do trẻ chăn trâu / bò “khai sơn tạo tự”.

Thông tin Mỹ thuật số 09-10

Thông tin mỹ thuật số 9-10 (Phát Hành Tháng 5 Năm 2004) 

Bảy Chàng Samurai Của Truyện Mangan

Ở Nhật Bản tôi cũng được biết đến với tư cách là nhà phân tích truyện tranh và là người sưu tầm, sở hữu một số lượng lớn tạp chí truyện tranh và truyện tranh. 
Ở Nhật Bản có rất nhiều tạp chí chuyên đăng truyện tranh. Nếu tính cả tuần san, nguyệt san và tạp chí phát hành cách tuần thì có khoảng 150 loại tạp chí. Chỉ có 4 tuần san dành cho thiếu niên, nhưng số lượng bán ra hàng tuần vượt 10 triệu bản. Tôi là người sưu tập 4 tuần san này, bao gồm Jump, Sun day, Magazine từ năm 1957 đến nay và Champion từ năm 1976 đến nay. Tổng cộng có khoảng 6000 cuốn.

Những Hình Tượng Chạm Khắc Trên Lá Vàng

Cho đến nay, văn hóa Oc Eo- Phù Nam đã được biết đến như một nền văn hóa bản địa phát triển ở phía nam Việt Nam trong những thế kỷ đầu Công nguyên. Hàng vạn di vật phong phú thuộc các chất liệu trong các lĩnh vực đời sống của văn hóa này đã được phát hiện ở khắp các tỉnh thành phía Nam, đã chứng tỏ tài năng sáng tạo và sức sống mãnh liệt của cư dân Oc Eo xưa. 

Sáng Tạo Cần Gì?

Sáng tạo là sáng tạo thẩm mỹ cá nhân, độc lập qua đó tác động vào xã hội. Nó vượt qua minh họa ý thức hệ, triết lý, tôn giáo và đạo đức bằng những hiện thực bề ngoài. Thực tế là nó không câu nệ vào các thứ chủ nghĩa về nghệ thuật của phương Tây hay truyền thống cũng như các chủ nghĩa về tư tưởng như dân tộc, hiện sinh, cực quyền…

Tham Quan Học Viện Quảng Châu Trung Quốc

Tháng 5 - 2005, trường Đại học Mỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh đã cử đoàn cán bộ sang tham quan và thảo luận về các dự án hợp tác với Học Viện Mỹ Thuật Quảng Châu –Trung Quốc. Đoàn đã tham quan các cơ sở giáo dục và đặc biệt là 2 cơ sở của Học Viện Mỹ thuật Quảng Châu. Cuộc gặp gỡ thật chân tình và mở ra nhiều triển vọng cho quan hệ giữa 2 trường  về trao đổi giảng viên, sinh viên, triển lãm giao lưu, nghiên cứu học thuật và nhiều vấn đề khác.

Thay Đổi Vận Mệnh 180 Độ

Có một nghịch lý, họ cùng là những đứa con lai, cùng là sự pha trộn của các dòng máu Tây âu, Mỹ… và Việt, thế nhưng trong xã hội dưới con mắt của mọi người họ là được hoặc bị những cách đối xử hoàn toàn khác nhau. Đây cũng là chủ đề của cuộc triển lãm “Thay đổi vận mệnh 1800”của Braford Edwards tại Viện Goethe Hà Nội. 

THE GATES

 Được sắp đặt  tại Central Park, New York, 1979-2005; diễn ra từ 12-27 tháng 2 năm 2005. Đây là minh chứng cho việc tự đầu tư không vì mục đích lợi nhuận  cá nhân của Christo và Jeanne – Claude

Từ Kỹ Thuật In Mộc Bản Cổ Truyền Đến Nghệ Thuật "THỦ ẤN HỌA"

Nghề in khắc gỗ ở nước ta đã có từ triều Lý. Năm 1190, thiền sư Tôn Tín Học có nghề gia truyền chuyên khắc ván kinh.

Đời nhà Trần (1298 - 1332) có sư Pháp Loa in kinh Địa Tạng. Cuối đời nhà Trần (1396), Hồ Quý Ly in tiền giấy “Thông bảo hội sao” có vẽ tứ linh, sóng nước, chứng tỏ nghệ thuật in khắc rất cao.

Nghệ Thuật Kiến Trúc MUGHAL

Được khắc lên trên những bức tường cẩm thạch của Diwan - i -khas tại Pháo Đài Đỏ ở Đề Li là một câu bằng tiếng Ba Tư mà người đời gán cho vua Jahan: “Nếu những ở trên đời này từng có một Vườn Địa Đàng hạnh phúc, thì nó đây, nó đây, nó đây!” . 

Cũ - Mới Của Mỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh

Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh có ba vấn đề cần quan tâm: tiềm năng, tài năng và nhu cầu nghệ thuật. Nghệ thuật ngoài xã hội phổ biến là nghệ thuật thương mại, sao chép rẻ tiền. Hãy đi dọc theo các đường phố, các gallery… kể cả các họa sỹ có tài đã từng vẽ tranh tốt họ vẫn vẽ “tranh rẻ tiền”, “tranh chợ” để bán. Tư duy thực dụng phát triển mạnh, các tư duy, tìm tòi sáng tạo chỉ thực hiện cho một số khách hàng đặc biệt, hoặc các cuộc phát động đặc biệt. Vì sao?

Về Vũ nữ YANGNAITRI (Apsara) - Champa Và Huyền Thoại

Nghệ thuật điêu khắc Chămpa đã đi sâu vào lòng người, sớm nhất vào khoảng đầu thế kỷ 7,  đã gây nên những ấn tượng khá sâu sắc tới nhiều người trong và ngoài nước. Có thể nói công phát hiện đầu tiên là của các học giả, nhà nghiên cứu Pháp như: Parmentier, Agmonier, G. Maspero.

Từ Trường Vẽ Gia Định Đến Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh

Kể từ khi thành lập, “Trường vẽ Gia Định” ngày càng phát triển. Nhưng sự phát triển ấy chủ yếu là do đội ngũ giảng viên có tâm huyết với nghệ thuật, cho nên năm 1917 trường vẽ Gia Định là trường Mỹ Thuật duy nhất được xếp vào loại “trường Trung học đệ nhất cấp” và được nhận là hội viên của “Hiệp hội Trung ương trang trí Mỹ thuật Paris”. Đây là cột mốc quan trọng vì là lần đầu tiên học sinh của trường được tiếp xúc với hội hoạ phương Tây.

Những Pho Tượng Biết Đi

Đảo Phục Sinh (Easter Island) nằm cách những hòn đảo Galapagốt (Ecuador) 3220 km về phía Tây – Nam và cách 3600 km về phía tây thành phố Vanparaixô của ChiLê, đất nước đã thôn tính đảo Phục Sinh vào năm 1888.
Đảo Phục Sinh cho chúng ta thấy những chứng cứ có sức thuyết phục rằng: sự thật vẫn hơn là những tưởng tượng hay những hư cấu kỳ quặc.

Sự Trở Lại Với Phật Giáo Trong Nỗ Lực Tìm Kiếm Bản Sắc Nghệ Thuật Thái

Tác phẩm điêu khắc của Chalood có nguồn cảm hứng trực tiếp từ những sự mô tả của Siraprapha - tức những ngọn lửa phát ra từ vương miện của đức Phật. Tên tác phẩm là “Lokuttara”, nghĩa là “siêu thoát”, là một vở kịch cổ điển nói về tác động lẫn nhau trong triết lý đạo Phật giữa Lokuttara và Lokiya - tức là giữa cái siêu thoát và cái trần tục.

Nhất Sinh Tại Thủy Tạo Hình Cho Nước

Nước làm cho cuộc sống của chúng ta thi vị và thơ mộng biết bao nhiêu. Tác phẩm sơn mài Vịnh Hạ Long của họa sĩ lão thành Trần Đình Thọ, tác phẩm sơn dầu Sông Hồng của Đỗ Minh Tâm, tác phẩm lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ hay tác phẩm khắc gỗ của họa sĩ Trần Tuyết Mai, Trần Lưu Tuấn cho ta cảm nhận mối liên hệ giữ nuớc – thiên nhiên – cái Đẹp.

Tượng Salon: Một Hướng Nhìn…

Triển lãm quy tụ 28 tác phẩm của 11 nhà điêu khắc gồm : Bùi Hải Sơn, Phan Nhất Phương, Nguyễn Anh On, Hoàng Tường Minh, Phan Ngọc Long, Trần Thanh Nam, Trần Việt Hưng, Vĩnh Đô, Đỗ Xuân Diệu, Nguyễn Thành Tuệ, Nguyễn Thanh Giang.

Nghệ Thuật Kiến Trúc Trang Trí Chùa KH'MER Nam Bộ

Nhìn từ góc độ nghệ thuật, ngôi chùa là một tổng thể nghệ thuật kiến trúc đặc trưng nhất của người Kh’mer. Nhìn từ góc độ tâm linh, ta thấy ngôi chùa là đỉnh cao của thăng hoa tôn giáo. Cái đẹp hiện ra trong cái thiêng liêng Phật tính. Làm đẹp cho chùa, nơi thờ Phật là làm cho lòng mình sung sướng và thanh thản nhất.

Một Họa Sĩ, Một Người Thầy

Về việc giảng dạy, ông quan niệm: đó là sự hợp tác giữa thầy và trò nhằm mục đích thực hiện quy trình và mục tiêu giáo dục. Thầy dạy, trò học, cả hai thầy trò phải thực sự làm việc. Thiếu một trong hai thì quá trình giáo dục, đào tạo sẽ bị phá vỡ.

Nói Thêm Về Gốm Cây Mai, Sài Gòn Xưa

Sách Monographie de province de Biên Hòa (Ménard, 1901) cho biết: “theo thỏa thuận với người Hoa ở Chợ Lớn (hiểu là Đề Ngạn – Sài Gòn xưa) những người làm gốm ở Biên Hòa không được sản xuất loại sản phẩm Cây Mai”. Điều này chỉ ra: 1, Thợ gốm Cây Mai đã có một số người chuyển lên Biên Hòa lập nghiệp (theo kết quả điều tra trong năm 2003 thì gốm Cây Mai không chỉ dời về Biên Hòa, Lái Thiêu mà có một xóm gốm trung chuyển ở vùng TườngThọ, Thủ Đức

Lớp Học Trong Chiến Khu Thời Chống Mỹ 1964-1965

Trong khoảng 10 năm sau, các học viên đã đưa nét vẽ của mình để phục vụ chiến đấu như các chiến sĩ trên mặt trận chống xâm lược Mỹ và tay sai Ngụy quyền.

Dòng Chảy Của Nghệ Thuật Thị Giác

Khi nói đến các ngôn ngữ nghệ thuật thì người ta dựa trên những đặc trưng ngôn ngữ và quan năng cảm thụ để rồi chia nó làm ba lĩnh vực lớn tương ứng: Nghệ thuật không gian (Spacial Arts) bao gồm mỹ thuật và kiến trúc, Nghệ thuật thời gian (Temporal Arts) bao gồm văn, thơ, âm nhạc… và Nghệ thuật không gian – thời gian (Spacial Temporal Arts) bao gồm nghệ thuật sân khấu, tạp kỹ, điện ảnh.

Thông tin Mỹ thuật số 03-04

Thông tin Mỹ thuật số 2-3 (phát hành ngày 15 tháng 02 năm 2004)

Dấu Ấn Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh Trong Bảo Tàng Mỹ Thuật Thành Phố

Trường Mỹ thuật Gia Định đã tồn tại ở Sài Gòn từ rất lâu, song lại chưa có một bảo tàng chuyên ngành này hay một nhà sưu tập tranh tượng lớn, khiến cho công chúng muốn thưởng thức mỹ thuật một cách có hệ thống, đầy đủ thật khó. Bởi những tác phẩm của tác giả đã được nhiều người sưu tầm va lưu giữ ở nhiều nơi trong và ngoài nước.

Nét Đẹp Chạm Khắc Nhà Trăm Cột

Đi về phía đông thị trấn Cần Đước, vượt qua kênh Nước Mặn, đến xã Long Hựu Đông, tỉnh Long An, một vùng quê hiền hòa ven biển. Tại đây có một di tích kiến trúc khá độc đáo, được công nhận là di tích quốc gia về lịch sử văn hóa, đó là Nhà Trăm Cột.