Thông tin Mỹ thuật số 09-10

Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh...

Vượt Rào Cản Không Gian

Hành lang III
Không đề (Hành lang III), 2002, sợi esparto, dây cáp thép, 17 tấm, khoảng 275.122cm. Trung tâm Georges Pompodou, Paris

Qua một số buổi triển lãm tranh được biết đến ở Châu Âu, nhà điêu khắc và họa sĩ sắp đặt người Tây Ban Nha Cristina Iglesias gần đây đã có cuộc trình diễn nghệ thuật đầu tiên tại Mỹ

Sinh ra ở San Sebastian thuộc vùng Basque, được thế giới biết đến từ năm 1984, cô đại diện cho người Tây Ban Nha có mặt ở Venice Bienale vào năm 1993. Những tác phẩm của cô đã được trưng bày khảo sát ở bảo tàng Du lịch Mỹ và bảo tàng Guggenhim ở New York năm 1997. Cô là một trong những nghệ sĩ trẻ nhất có tác phẩm trưng bày tại triển lãm. Điều đáng ngạc nhiên là chính buổi triển lãm đầu tiên của cô tại tòa nhà Marian Goodman đã được đưa vào lịch sử triển lãm có quy mô lớn.  Tác phẩm của cô là sự kết hợp của nhiều loại nghệ thuật: từ chạm khắc, kiến trúc, đến cả nhiếp ảnh và trong một số cảm xúc nhất định nó còn bao gồm yếu tố văn học. Nó được làm từ đồng đỏ, bảng nhựa ép với cấu trúc hình mắt cáo, gỗ, đồ gốm và sợi dệt esparto một loại sợi thô tự nhiên vùng Nam Tây Ban Nha và phía Bắc châu Phi. Trong những tác phẩm mới nhất, cô đã dùng đến một lớp kim loại mỏng được mạ kẽm theo đường viền nhỏ để tạo ra những ô có dạng lồng.        

Hàng loạt tác phẩm bằng gỗ đầu tay của Cristina Iglesias được trưng bày tại triển lãm ở Guggenheim vào năm 1997, mang tên “Jealousies” hay tiếng Tây Ban Nha còn gọi là “Celosias”, một từ vừa có ý nghĩa là sự ghen tỵ vừa có ý nghĩa là sự che đậy. Iglesias có được cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết cùng tên “Jealousy” sáng tác vào năm 1957 của Alain Robbe - Grillet. Nội dung chính của câu chuyện tập trung vào quá trình quan sát của một người đối với một người khác mà tự mình cảm thấy chưa rõ ràng. Một số tác phẩm của cô còn chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Hồi giáo, đặc biệt là phong cách trang trí Grenadine tại cung điện Alhambra ở Granada với những họa tiết, hoa văn rất phức tạp.  

Những tấm điêu khắc của Jglesias dùng chất liệu gỗ làm mạng lưới hình mắt cáo. Chúng có độ cao xấp xỉ 8 foot và được phủ bột nhựa và bột  nhũ đồng đỏ, được khắc chạm với nhiều mẫu hình học phức tạp, những panel tạo thành một mái che dạn mắt cáo và hình thành nên 1 khối khép kín. Tiêu biểu là “Không đề” (Colosia II) năm 1997 (nằm trong bộ sưu tập chính thức của bảo tàng Guggenheim Bilbao). Nhìn từ xa, tác phẩm gợi ra hình ảnh một cái lồng lớn hay một nhà giam nhỏ. Tuy nhiên, nó được bao quanh một lớp các ô nhỏ, các ô này được rèn dũa khá tinh xảo để không khí và ánh sáng có thể lọt vào.           

Không đề (Ghen tỵ II), 1997, gỗ, nhựa thông, bột đồng, khoảng 260x250x220cm

Nhìn thoáng qua, thiết kế của Iglesias có dạng tấm panel trang trí lắp ghép với nhau. Trên mỗi tấm được khoét các lỗ thủng mang tính trang trí, trừu tượng và kiểu cách.  Trên mỗi tấm panel có hàng loạt những đoạn văn được lấy ra từ tiểu thuyết. Nó mô tả một môi trường nhân tạo, trong trường hợp “Celosia II”, “Impressions Africa” của Raymond Rossel (1910), “Against Nature” của Joris Karl Huy smans (1884).  Một nhóm những tác phẩm tiếp theo đã được cô làm vào cuối những năm 1990. Những tác phẩm này đặc trưng cho chiếc thảm được làm từ sợi asparto. Nó len lỏi vào những chỗ trống của những từ ngữ bỏ dở. Các tác phẩm được treo trên trần nhà bằng một sợi dây kim loại gợi đến những sản phẩm chống nắng ở chợ trên phố người Ả-rập. Khách tham quan khu triển lãm có thể đi qua hàng loạt các tấm panels nối với nhau thành hình chữ nhật như thể đi dưới một cái vòm thon dài. Bóng trải dài trên mặt sàn và cả trên tường do ánh sáng từ đèn chiếu vào tác phẩm, in hình những phần của những đoạn chữ không thể giải đoán được. Một ví dụ điển hình là “Hành lang II” (2002), dài xấp xỉ 25 foot, rộng 10 foot. Được trưng bày ở “Big Bang”, trung tâm Pompidon ở Paris và nó cũng là một phần trong bộ sưu tập của bảo tàng. Mái che này có những sự kết hợp, gắn liền khá đa dạng. Đôi lúc nó trùng khớp với chiếc thảm làm từ sợi asparto ước lượng khoảng 8 feet so với mặt đất, được xếp thành một đường cong, trên đó có những từ và cụm từ được lấy ra từ cuốn tiểu thuyết Fothic của William Beckford (1782), một tác phẩm được viết trên một miếng da cừu.   

Hành lang sinh dưỡng
Hành lang sinh dưỡng III. 2005. Sợi thủy tinh, nhựa thông và bột đồng. 38 miếng ghép. 280x49x23cm

Có lẽ ví dụ sinh động nhất phải nói đến là tiền sảnh của trung tâm hội nghị quốc tế mới ở Barcelona được lắp đặt vào năm ngoái. Kiến trúc này bao gồm 16 tấm thảm trùng lặp và tiếp giáp lên nhau được thiết kế thành một cái mái che rộng 32 - 40 feet. Trong buổi triển lãm gần đây tại Goodman, Iglesias đã giới thiệu sự khác nhau giữa “Ghen tị” và “Hành lang” về cách sử dụng dây bện bằng kim loại. “Nhà lều đôi treo lơ lửng trong phòng” (2005) đã đánh dấu một công trình kiến trúc về kim loại, mỗi một chiếc được làm bởi 25 mạng lưới dây bện kim loại hình mắt cáo với kích thước 4 - 6 feet. Được treo từ trần nhà bởi các sợi dây thép, cách nền nhà 2 feet; Một số cái trùng nhau, một số cái chênh nhau một vài inch. Có chức năng như mái nhà, một vài mạng lưới gắn với nhau để tạo ra 2 khoảng không gian trống, thông thoáng ở mọi mặt. Khách tham quan vào những buồng được bao quanh bởi những bức tường có những cụm chữ khoảng cách gắn chặt trên những khung giàn.     

Ở đây, Iglesia sử dụng đoạn văn từ “Rendezvous with Rama” của Arthur C. Clarke (1973). Tiểu thuyết này mô tả thế giới (Rama) đang đứng bên bờ vực hủy diệt. Những đoạn văn chính trong sách dường như có mối liên hệ với kiểu điêu khắc mới. Hàng loạt những tác phẩm từ những năm 1990 được cô hợp nhất lại làm thành những khoảng trống, tối. Đặc biệt là một tác phẩm được hình thành năm 1993. Đây là một tác phẩm nằm trong đợt khảo sát tại bảo tàng du lịch năm 2003. Nó đã xuất hiện ở triển lãm nghệ thuật Whitechapel tại London. Tại đây một mạng lưới lớn khoảng 8 - 12 feet vẫn còn lại trên tường bao phủ lên những sản phẩm là tấm thảm của thế kỷ 18.

Được treo tự do từ trần nhà, nhiều mảnh của lá thư và những dòng chữ ngắt quãng in bóng lên tường và nền nhà. Phản chiếu qua một miếng kim loại tròn, hình ảnh của những tán cây và những ngọn đồi nhấp nhô len lỏi vào trong thảm thêu đẹp như một bức tranh. Nó ẩn chứa một cảm xúc về không gian và chiều sâu hiện thực. Ở đây Iglesias đã tạo ra một mối tương quan giữa hư cấu và hiện thực.       

Trong buổi ra mắt những bản in trên đồng gần đây tại New York (2005), người xem được chứng kiến những hình ảnh hiện thực và sự hư cấu ẩn chứa đằng sau sự phản chiếu của những miếng kim loại. Những miếng khác còn giấu lẫn trong đống đồ gốm bày ở trung tâm tác phẩm gợi cho người xem những bí mật còn đang ẩn chứa. Đứng trước sự phản chiếu đó, người xem như bị cuốn vào một không gian thoát tục và vô tình đã trở thành người tham gia vào tác phẩm.   

Bày trong phòng triển lãm ở Goodman là “Hành lang sinh dưỡng III”, tác phẩm điêu khắc in dấu cây cỏ. Nó được xếp từ dọc hành lang cho đến các phòng. Được làm từ những bảng nhựa ép và được sơn phủ lên trên bề mặt bằng bột nhũ đồng đỏ, khiến người xem thấy được một quá trình phát triển của một cây: từ lúc mới chỉ có những cành con, có nhánh, rồi thành cây nho cho đến lúc bén rễ, lá cây phân hủy. Tác phẩm này được bố trí dọc hành lang với chiều dài 110 feet, cao 9,5 feet. Màu sắc được dựa theo màu đồng gỉ, xanh tối xám. Tác phẩm gợi lên cho chúng ta cảm giác như khi đi vào một khu rừng rậm.         

Cùng với niềm say mê lớn đó, Iglesias đã đặt mối liên quan mật thiết giữa phong cảnh với điêu khắc, đặc biệt là sự lưu hành và sự chuyển động của người để tạo nên kiến trúc vòng tròn. Có lẽ để chứng minh rõ ràng nhất là một bộ phim kéo dài 10 phút “Guided Tour”. Bộ phim được sản xuất năm 1999 - 2000 khi Iglesias hợp tác với một nhà làm phim tư liệu Caterina Borelli. Được chiếu ở Whitechapel và một số nơi khác, bộ phim nghiên cứu về con người ở thành thị và làng quê, cũng như trong những khu vườn bình thường và miền quê hoang dã. Bộ phim được quay nhanh bằng máy camera xách tay. Nội dung phim nói về một cuộc đua chóng mặt xuyên qua những con đường nhỏ và những bụi cây thấp. Những hình ảnh lóe sáng của những chi tiết, mặt đất và tán lá cây dần dần hòa tan vào nhau tạo thành một tác phẩm trừu tượng.

“Hành lang sinh dưỡng III” cũng như đối với một số những tác phẩm quy mô lớn trước đây của Iglesias bao gồm “Untitled” (Không đề và được treo trên trần nhà) năm 1997. Tác phẩm này là một phiến đá dày 6 inch, dài khoảng 20 - 30 feet phủ đầy nhựa thông. Nó được nối với trần nhà bằng dây kim loại. Tại White Chapel nó đã được đặt trang trọng trong một căn phòng có treo những bức chạm bằng đồng khổ lớn trên tường. Khách xem nhìn vào phần đáy của nó sẽ thấy trên tác phẩm có in những con cầu gai, vỏ sò và tảo biển như thể nó là những mẫu hóa thạch dưới đáy đại dương. 

“Hành lang sinh dưỡng III” có mối liên quan gần gũi với cộng đồng mà Iglesias cư ngụ. Tác phẩm này là một đài phun nước ngoài trời đang xây dựng ở ngay quảng trường công cộng Antwerp, sẽ được khánh thành năm sau. Tác phẩm “The water Piece” này bao gồm một cái bể hình chữ nhật lớn bằng đồng. Đáy bể là những bảng ô vuông với hoa lá trang trí bên trên. Trong một chu kỳ của nó, nước phun ra từ một khe hở ở dưới đáy và từ từ làm đầy bể, sau đó rút hết để lộ ra những lá và nhánh cây bằng đồng.        
 

Nhà lều đôi treo lơ lửng trong phòng. Bện dây kim loại, dây cáp thép (183x120cm)x50 tấm. Do gallery Marian Goodman, New York

Gần đây Iglesias cũng đã  hoàn thành một thiết kế về những cánh cửa bằng đồng khổng lồ cho Madrid Prado. Sản phẩm này đang được sáng tác và sẽ được công bố vào mùa xuân năm tới. Làm việc với Rafael Moneo - người đã thiết kế dự án cải tiến và nâng cấp bảo tàng, Iglesias đã thiết kế một bức tường bằng đồng có gợn sóng cao 15 feet, dài 60 feet. Bức tường này được bao phủ bởi những vết chạm khắc gỉ màu xanh, giống như nó thuộc ngành sinh vật học, phù hợp với việc kế bên Retiro Park. Các phần của bức tường có thể di chuyển, có khả năng mở và đóng lại theo nhiều cách để tạo ra được nhiều lối đi có chiều rộng khác nhau. Khách tham quan sẽ đi bộ dọc theo những lối đi ấy để vào được cửa bảo tàng.      

Với tất cả nỗ lực của mình, các tác phẩm công cộng gợi lên những khoảng trống hư cấu. Sự lắp ráp để in bóng như những chiếc lá mềm mại xuống những con đường, những mảng bê tông lớn và những bức tường đồng một cách tự nhiên. Những hình ảnh đều ám chỉ đến tiến trình tự nhiên và cuộc sống, nhưng trong một giới hạn đặc trưng, nó chỉ như một loại ảo giác tự nhiên. Tưởng chừng những phát kiến của Iglesias vượt ra giới hạn của bản thân về kỹ thuật, nhưng những nỗ lực của cô là cho phép mình dùng những kỹ xảo để trí tưởng tượng bay xa.


NGUYỄN MINH LOAN. Lược dịch từ Art in America. 1-2006

Các bài viết khác trong Thông tin Mỹ thuật số 09-10