Thông tin Mỹ thuật số 07-08

Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh...

Tham Quan Học Viện Quảng Châu Trung Quốc

Tháng 5 - 2005, trường Đại học Mỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh đã cử đoàn cán bộ sang tham quan và thảo luận về các dự án hợp tác với Học Viện Mỹ Thuật Quảng Châu –Trung Quốc. Đoàn đã tham quan các cơ sở giáo dục và đặc biệt là 2 cơ sở của Học Viện Mỹ thuật Quảng Châu. Cuộc gặp gỡ thật chân tình và mở ra nhiều triển vọng cho quan hệ giữa 2 trường  về trao đổi giảng viên, sinh viên, triển lãm giao lưu, nghiên cứu học thuật và nhiều vấn đề khác.

Sáng Tạo Cần Gì?

Sáng tạo là sáng tạo thẩm mỹ cá nhân, độc lập qua đó tác động vào xã hội. Nó vượt qua minh họa ý thức hệ, triết lý, tôn giáo và đạo đức bằng những hiện thực bề ngoài. Thực tế là nó không câu nệ vào các thứ chủ nghĩa về nghệ thuật của phương Tây hay truyền thống cũng như các chủ nghĩa về tư tưởng như dân tộc, hiện sinh, cực quyền…

Những Hình Tượng Chạm Khắc Trên Lá Vàng

Cho đến nay, văn hóa Oc Eo- Phù Nam đã được biết đến như một nền văn hóa bản địa phát triển ở phía nam Việt Nam trong những thế kỷ đầu Công nguyên. Hàng vạn di vật phong phú thuộc các chất liệu trong các lĩnh vực đời sống của văn hóa này đã được phát hiện ở khắp các tỉnh thành phía Nam, đã chứng tỏ tài năng sáng tạo và sức sống mãnh liệt của cư dân Oc Eo xưa. 

Người vẽ

 

Tôi khẳng định: Người vẽ trước hết là một con người.
Con người chung chung đang chuyên cầu cho đến được Con người (chữ con người viết hoa) hoàn thiện cao quý!
Rất nhiều sách vở và trường lớp đào tạo chuyên sâu cho người học vẽ đã hướng dẫn họ nhiều, rất nhiều kỹ năng, kỹ thuật, nắm bắt chất liệu, hình khối, không gian… Cho đến khi hễ động tay động chân thì người chưa từng học vẽ bao giờ dẫu có nằm mơ cũng không dám mơ tới.

Nghệ Thuật Kiến Trúc MUGHAL

Được khắc lên trên những bức tường cẩm thạch của Diwan - i -khas tại Pháo Đài Đỏ ở Đề Li là một câu bằng tiếng Ba Tư mà người đời gán cho vua Jahan: “Nếu những ở trên đời này từng có một Vườn Địa Đàng hạnh phúc, thì nó đây, nó đây, nó đây!” . 

Mỹ Thuật Ứng Dụng Và Tính Dân Tộc Trong Thời Đại Kinh Tế Thị Trường

Nghệ thuật không có địa chỉ là nghệ thuật mất gốc. Cái được gọi là “địa chỉ nghệ thuật, địa chỉ của tác phẩm” chính là cá tính, cái riêng, cái độc đáo mà bản thân người nghệ sĩ tạo ra trong tác phẩm của chính mình làm cho nó không bị nhòa lẫn vào trong các tác phẩm của người khác và qua đó bộc lộ cái hồn cao nhất là tính dân tộc.

Lớp Hội Họa Ngày Giải Phóng Bến Tre

Không ngờ những lời căn dặn của tổ chức đã trở thành hiện thực. Không ngờ ở đây, không phải là mình thiếu quyết tâm và năng lực học mà vấn đề là chiến tranh ác liệt quá! Cái rủi ro thường chiếm đến 90% vậy mà mình vẫn còn sống và trở lại đúng với nơi mình đã đi; cũng cây đủng đỉnh, cũng mái nhà lá ẩn dưới bóng dừa xanh, nhưng đầy vết bom đạn; Bên những vách đất tấn xung quanh như chính là vành đai bảo vệ cho lớp học vẽ

Học Chất Liệu Trong Điêu Khắc

Khi nói đến các tác phẩm điêu khắc người ta luôn nghĩ ngay đến những chất liệu đã tạo ra chúng, những chất liệu có tính bền vững như gốm, gỗ, đa, đồng sắt thép …và sự công phu của quá trình lao động sáng tạo vất vả của các nhà điêu khắc. Khi ngắm các tác phẩm điêu khắc người ta khó cưỡng lại ước muốn được sờ vào chúng như để cảm nhận được nhiều hơn sự hấp dẫn của chất liệu và sự gia công  của người tạo ra chúng.

Họa Sỹ Huỳnh Văn Gấm

Họa sĩ Huỳnh Văn Gấm như đã nói trên, ông không nhiều tác phẩm, những tác phẩm đã ra đời hầu như tập trung vào đề tài Cáng mạng và Kháng chiến. “Trái tim và nòng súng”, “Nam kỳ khởi nghĩa 1940’, “Công hội đỏ”, “Ngô Gia Tự”, “Võ Thị Sáu”, “Bác Hồ thời thơ ấu”; ông thể hiện đề tài Cách mạng với một tình cảm chân thành mà không phải bất cứ họa sĩ nào cũng có.

Họa Sỹ Đinh Thiệu Quang - Nhà Thơ Của Sắc Màu Lãng Mạn

Đinh Thiệu Quang là họa sĩ mang đậm sắc thái Trung Quốc hiện đại, tranh của ông được biết đến như một người mang ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc ra thế giới bên ngoài.