Thông tin Mỹ thuật số 07-08

Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh...

Họa Sỹ Đinh Thiệu Quang - Nhà Thơ Của Sắc Màu Lãng Mạn

Đinh Thiệu Quang là họa sĩ mang đậm sắc thái Trung Quốc hiện đại, tranh của ông được biết đến như một người mang ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc ra thế giới bên ngoài.  

Ánh sáng nhân quyền - 1993, 106x80cm

Ông sinh năm 1939 tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, tốt nghiệp tại Học Viện Mỹ Thuật Công Nghiệp Trung Ương Bắc Kinh năm 23 tuổi , với bài thi tốt nghiệp đạt điểm tối ưu. Thời kỳ đó ông là một trong số người đề xướng họa sĩ cần đi sâu vào thể nghiệm nghệ thuật dân gian truyền thống Trung Quốc, đồng thời tiếp thu, tinh hoa nghệ thuật Phương Tây. Sau đó ông giảng dạy quốc họa, sơn dầu và đồ họa tại Học viện Nghệ thuật tỉnh Vân Nam và ông đã sinh sống và làm việc tại đây 18 năm, cũng từ đây ông bắt đầu trở thành người họa sĩ có tên tuổi của Trung Quốc. Năm 1979, ông vẽ bức bích họa lớn tại phòng Vân Nam trong Tòa Nhà Quốc Hội Trung Quốc tại Bắc Kinh,  bức tranh đó có tên là: “Sự giàu đẹp của Si Soang Pan Na”.   

Năm 1980, ông đi Mỹ. Năm 1983, với tư cách là một nghệ sĩ có tên tuổi trên quốc tế, ông đã được chính phủ Mỹ cho hưởng quyền lưu trú vĩnh viễn. Thời gian làm việc 11 năm ở Mỹ với lòng say mê nghệ thuật, làm việc cần mẫn không mệt mỏi, ông đã vẽ hơn 600 tác phẩm.  Trong mười mấy năm qua, với những thành tựu sáng tác, ông đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế lớn, ông đã mở ra cánh cửa để thế giới hiểu biết về Trung Quốc. Một số nhà bình luận mỹ thuật thế giới có tên tuổi đã khen ngợi ông, một nhà phê bình mỹ thuật nổi tiếng Nhật Bản nói: “Tác phẩm của họa sĩ Đinh Thiệu Quang sáng tác với niềm vui tự do, trong tranh ông không những tràn đầy niềm vui và hạnh phúc, đồng thời còn truyền cảm sự trong sáng về màu sắc của chủ nghĩa lạc thiên cho khán giả, đó là nguyên nhân chính làm cho nhiều người tán thưởng tác phẩm của ông”, nhà phê bình mỹ thuật Pháp Antơlu Poliôp cho rằng: “Nghệ thuật Đinh Thiệu Quang có sức hấp dẫn kỳ diệu, nó đã vượt thời gian và không gian”.

Mẹ con
Mẹ con - 1987. 102x104cm

Từ năm 1986 đến năm 1994, ông đã tổ chức trên 300 triển lãm cá nhân ở nhiều nước trên thế giới. Hơn 40 quốc gia và khu vực đã lưu giữ tranh của ông, nhiều nhà kinh doanh các thể loại tranh in ấn của ông kể cả tranh nguyên tác.    

Năm 1993, để kỷ niệm tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc, Liên Hợp Quốc đã mời ông vẽ bức tranh cho ngày kỷ niệm này. Họa sĩ Đinh Thiệu Quang đã sáng tác bức: “Ánh sáng nhân quyền” Liên Hợp Quốc đã sử dụng tranh ông xuất bản với hình thức tranh đồ họa với số lượng có hạn, đồng thời nhân ngày đó đã sử dụng tranh ông in thành tem phát hành khắp thế giới.   

Tháng 02/1994, để kỷ niệm năm Gia đình quốc tế năm 1994, Trụ sở Liên Hợp Quốc tại NewYork cũng lại sử dụng bức tranh “Người mẹ” của ông in thành tem với số lượng có hạn phát hành khắp thế giới.  Để kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Liên Hợp Quốc, và Đại Hội Phụ Nữ Thế Giới lần thứ 4, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc là ông Gali đã tiếp kiến họa sĩ Đinh Thiệu Quang và lại mời ông sáng tác tranh cho 2 sự kiện trên và tác phẩm của ông cũng lại được in thành 6 con tem, đồng thời 2 bức tranh nữa của ông cũng được ấn hành với số lượng có hạn phát hành trên toàn thế giới. 

Giấc mộng nơi Lạc Viên Cham hạc
Giấc mộng nơi Lạc Viên. 1988. 104x104cm Chim Hạc với ánh sáng mặt trời. 1990. 104x103cm

Trong một văn bản công bố của Liên Hợp Quốc có nói: “Họa sĩ Đinh Thiệu Quang đã có ý thức kết hợp nhuần nhuyễn nghệ thuật cổ điển với nghệ thuật hiện đại vì vậy tác phẩm của ông đã được thế giới công nhận là những tác phẩm xuất sắc. Trong lời nói đầu của cuốn sách: “Toàn tập tranh đồ họa Đinh Thiệu Quang có nói Liên Hợp Quốc phát hành tác phẩm “Ánh sáng nhân quyền”  và “Người mẹ” đã làm rung động lòng người”, chính vì thế đã đưa ông vào hàng ngũ các họa sĩ có tên tuổi”.     

Người Trung Quốc hy vọng nghệ thuật tranh Trung Quốc mà thế giới có thể tiếp thu được và cũng từng bước hòa nhập vào nghệ thuật thế giới.  Thế kỷ 20, là thời kỳ của hai nền văn hóa Đông Tây được kết hợp chặt chẽ.   
Họa sĩ Đinh Thiệu Quang đã trải qua hơn 10 năm gian khổ tìm tòi kiên trì truyền thống nghệ thuật dân tộc đồng thời lại tiếp thu tinh hoa nghệ thuật thế giới. Ông đã dung nạp được tinh thần Đông phương và Tây phương, cổ truyền với hiện đại, đồng thời đã thống nhất tả thực với trừu tượng đã mở ra con đường  “dùng ngôn ngữ thế giới kể chuyện Trung Quốc”.

Lợi Hoan Trang

Trích dịch từ“Nhân dân họa báo Trung Quốc”

Các bài viết khác trong Thông tin Mỹ thuật số 07-08