Thông tin Mỹ thuật số 01-02

Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh...

Sự Trở Lại Với Phật Giáo Trong Nỗ Lực Tìm Kiếm Bản Sắc Nghệ Thuật Thái

SGQFOA113929

Tượng Phật đi. Đồng. Cao 60.5cm. Thế kỷ XV. Thời SuKhothai

Khi Chalood Nimsamers đặt công trình điêu khắc bằng vàng khổng lồ và vươn cao lên trời của ông trước Hội trường trung tâm Quốc gia mang tên Nữ hoàng Sirikit, ông đã dựng lên cả một vật tổ cho vấn đề “ekalak” của Thái Lan, còn gọi bản sắc Thái. Đối với những đại biểu của Ngân hàng thế giới khai mạc hội trường trung tâm, tác phẩm này là một biểu tượng cho trật tự kinh tế mới, sự tiến bộ mà vẫn giữ lại những nét đặc sắc của Thái Lan. Đối với các nghệ sĩ Thái, tác phẩm đã làm đau nhức lại những vết thương cũ với câu hỏi: một nghệ sĩ hiện đại thể hiện trách nhiệm đối với văn hóa của dân tộc mình như thế nào?

Tác phẩm điêu khắc của Chalood có nguồn cảm hứng trực tiếp từ những sự mô tả của Siraprapha - tức những ngọn lửa phát ra từ vương miện của đức Phật. Tên tác phẩm là “Lokuttara”, nghĩa là “siêu thoát”, là một vở kịch cổ điển nói về tác động lẫn nhau trong triết lý đạo Phật giữa Lokuttara và Lokiya - tức là giữa cái siêu thoát và cái trần tục.

Đối với nhiều người Thái thì người Thái và Phật tử đồng nghĩa với nhau. Khi được thăm dò cá tính Thái, đa số các nghệ nhân đáp ứng bằng một khối lượng các tranh vẽ Phật giáo và các biểu tượng lấy từ ngôi đền nghệ thuật cổ điển. Những trụ mốc đánh dấu ranh giới dùng cho nghi lễ, pháp luân, các dấu chân Phật và các trán tường của chùa tháp đều là những vật tham khảo tiêu chuẩn. Nhiều người thấy rằng giải pháp Tân- Phật giáo này cho vấn đề cá tính người Thái như là một vùng đất vô chủ. Đối với các người theo trường phái hiện đại cực đoan, giải pháp này tiêu biểu cho thứ nghệ thuật kém cỏi, một sự tân trang hiển nhiên của các hình tượng cổ xưa. Đối với các người theo phái truyền thống nó gần với sự xúc phạm thần, Phật và đơn giản là sự kém hiểu biết về nền văn hóa của chính mình.

Sự thử nghiệm thành công về thể loại Tân Phật giáo vào thập niên 60 do các họa sĩ Pichai Nirand và Thawan Duchanne dẫn đầu. Những sự biến thái mang tính chất cực kỳ siêu thực, siêu thực và bán trừu tượng được đan kết với một gia sản quá khứ mà cụ thể là dựa vào các bức tranh tường của chùa tháp. Thậm chí lúc đó các thể loại dường như đã cạn kiệt những khả năng của chúng.

Việc những chủ đề quen thuộc này cần phải được xem xét lại trong các cuộc trưng bày nghệ thuật khắp miền đất nước Thái trong năm vừa qua là dấu hiệu cho thấy rằng những sự thấp thỏm lo âu về cá tính văn hóa dân tộc đang xuất hiện trở lại giữa nền kinh tế đô thị phồn thịnh gây kinh ngạc của nước Thái lan.

 

Phật nhập niết bàn - thoát khỏi vòng sinh tử.
Bao quanh là các đệ tử. Một nhà sư mặc pháp phục đỏ xuất hiện giữa hai cánh màn để an ủi một phật tử.
73x65cm. Tranh tường cuối thế kỷ XVIII

Phật Cô Đàm nhúng cái bát xuống sông
Phật Cô Đàm nhúng cái bát xuống sông (sau khi ăn).
Dưới đáy sông là cung điện của Long Vương. 56x80cm.
Tranh tường cuối thế kỷ XVII

Thậm chí nhóm nghệ nhân có thế lực tên là “Nhóm Trắng” đã chọn lấy chủ đề “tinh thần Thái” trong cuộc trưng bày hàng năm của nhóm tại Phòng trưng bày nghệ thuật Quốc gia. Họa sĩ Sriwan Janehutta Kaukit đã biến các ý đồ tạo hình trừu tượng của cô thành những bố cục bằng giấy bồi mô tả nghi thức Phật giáo. Những cố gắng sử dụng nghệ thuật tượng trưng Phật giáo vẫn còn vụng về. Nghệ nhân Somask Chowtadapong chẳng hạn, trong tác phẩm “Thiền định ngày nay”, đã chọn một tư thế mang tính duy ý niệm (coceptualist) khi trình bày hình ảnh một cây chổi – được cho là để quét sạch những vẫn đục. Thách đố giữa truyền thống và hiện đại đã là một vấn đề kể từ khi vua Chulalongkorn (Rama đệ ngũ) quyết đình đặt một mái nhà kiểu cổ điển bên trên đại cung điện kiểu tân phong cách Ý của ngài. Kể từ lúc đó, văn hóa nào chiếm ưu thế thống trị ở đất nước này luôn luôn là một điều mơ hồ. Khi con trai của ngài là vua Vajiravudh (tức Rama đệ lục) khởi xướng một “phong cách mỹ thuật” kiểu Tân truyền thống để đẩy lùi các sở thích Âu Tây của những người Thái trẻ, ngài không bao giờ tưởng tượng được rằng các vấn đề trên sẽ tồn tại mãi đến cuối thế kỷ.

 

Những vấn đề này đã kéo dài dai dẳng bởi vì nghệ thuật Thái hiện đại có nhiều nguồn gốc của nó trong sự nghiệp dựng nước. Bản thân Đại học Mỹ thuật Silpa korn – trung tâm định hướng nghệ thuật Thái Lan – sinh ra từ phong trào dựng nước của thống chế Pibul Pibulsongkram. Năm 1933 chủ nghĩa quân chủ chuyên chế bị lật đổ và Thái Lan bước vào một giai đoạn mới. Dưới chế độ độc tài của Pibul, một lý tưởng mới về văn hóa Thái được lan truyền. Pibul ra lệnh chọn các bài thơ trữ tình mới cho những bản quốc ca của hoàng gia và của đất nước. Ông đã tạo dựng một Hội đồng văn hóa Quốc gia, khuyến khích việc ăn mặc y phục Tây Âu và đổi tên của đất nước từ nước Xiêm thành nước Thái.

Đầu tượng Phật Đầu tượng Phật
Đầu tượng phật. Đồng. Cao 55cm (cả tượng)
Thế kỷ XIV-XV. Phong cách Uthong loại C,
đầu thời Ayathaya. Đỉnh đầu là ngọn lửa
Đầu tượng phật. Đồng. Cao 27cm.
Thế kỷ XVI. Phong cách Uthong,
đầu thời Ayathaya. Unisha
(vô kiến đỉnh tướng /Tuệ(Huệ))
có đỉnh là ngọn lửa

Pibul ngưỡng mộ chủ nghĩa phát-xít và đưa vào quan điểm Pu Nam tức là “người lãnh đạo”, xem như là lối diễn giải của ông về nguyên tắc “lãnh tụ”. Để biểu lộ sự nhìn xa của mình, ông đã ủy thác trường Mỹ thuật thiết kế tượng đài xây dựng hiến pháp (1939), tượng đài chiến thắng (1941). Đáp lại, ông nâng trường lên địa vị một trường đại học. Trong một nghĩa nào đó, ngôi trường đã hoạt động rất mạnh trong truyền thống của lịch sử hệ thống Xưởng sản xuất, được quản lý bởi các quan hệ bảo trợ rạch ròi. Vai trò của người thợ thủ công đã làm vừa lòng chủ nhân của họ.

Kể từ khi khởi sự, đại học Silpakorn đã đào tạo hầu như tất cả những nghệ sỹ có tên tuổi của đất nước. Cuộc trưng bày thường niên của khoa Mỹ thuật thuộc đại học cho thấy rõ có bao nhiêu các nghệ sĩ có uy tín của Thái Lan hiện đang dạy tại trường Đại học. Kết quả là có một bọn duy nhất là những người trong cuộc mà cá tính chủ yếu của họ là cá tính của người nghệ sĩ – kẻ phục vụ nhân dân.

Nhưng thậm chí những người trong cuộc như ông Montien Boonma cũng đang bắt đầu tách rời khỏi vai trò phụ tá được lịch sử giao phó cho những nghệ sĩ “toàn bộ công việc cá tính Thái chỉ mới là một cái khung để sử dụng bên trong nghành nghệ thuật hiện đại”. Montien nói “Tôi tự hỏi tôi có thể sáng tạo ra nghệ thuật Thái mà không cần có sự tô điểm kiểu Thái hoặc không nhờ vả vào phong cách và quy phạm của các trường phái nghệ thuật cổ, Changsaen, Sukhothai… và tất cả những cái đó hay không?”.

Tượng Phật ngồi
Tượng phật ngồi. Đồng. Cao 103cm.
Thế kỷ XIII-XIV. Phong cách U Thong,
đầu thời Ayathaya

Các tác phẩm của Montien tuân thủ hơn là truyền bá các thông điệp cứng rắn về tính chất Thái. Trong loạt tác phẩm mang tính chất thăm dò về “Chedi” (những ngôi tháp có đựng thánh tích Phật giáo) của ông, ông phá vỡ các hình ảnh về sự linh thiêng xuống tận đến viên gạch. Ông thực hiện hầu như một sự phân tích của từng bộ phận và qua việc này phơi bày sự lệ thuộc vào qui ước – như là – một chân lý. Trong tác phẩm “Phép lành” là tác phẩm được nói đến nhiều nhất trong năm qua, ông thực hiện một cây nến phép lành cổ truyền bằng nghệ thuật tranh cắt giấy, ảnh âm bản và hình ảnh của truyền hình.

Đặc thù hơn nữa, Montien đă được sự chú ý nhiều hơn của địa phương kể từ khi triển lãm năm 1990 tại Sydney Biennale và tại Vienna. Nhà nghiên cứu nghệ thuật Apinan Pohyananda nói: “Họa sỹ Montien hòa nhập với sự vui buồn của cảnh tượng nghệ thuật quốc tế, đang rời xa những bận bịu của xu hướng thiên về châu Âu và thiên về Mỹ của nó”.

“Ở tại đây, nếu nó được bán, thì đó là nghệ thuật. Nếu nó không được bán, thì đó không phải là nghệ thuật”. Pawlim, chủ nhân của phòng trưng bày nghệ thuật mang tên là “Trực quan” đã phát biểu như vậy. Với các tác phẩm lớn lao hơn của những nghệ sỹ có uy tín, số tiền bán được lên tới 15 nghìn đô la Mỹ, không có vấn đề mặc cả ở thị trường nghệ thuật này.

Nội dung cơ bản của thị trường nghệ thuật đã kêu nài vấn đề: xem xét sự việc con người là một Phật tử hoặc là một người Thái rốt ráo cuối cùng có ý nghĩa gì? Về một vài phương diện nào đó đối với những người theo trường phái hiện đại, việc đưa đạo Phật vào trong sự tổng hợp này, dường như biến đạo này thành một sự hỗ trợ có tính chất vay mượn, sau khi họ đã nghiền ngẫm qu nhiều thứ tuyên ngôn và các hệ tư tưởng.

Trong khi đó, những người theo xu hướng “thuần túy Thái” lại nhìn thể loại Tân Phật giáo như một dấu hiệu của sự suy đồi. Những người thưởng ngoạn nghệ thuật còn nhớ lại năm 1971 là năm mà các bức họa của họa sỹ Thawan Duchanee bị rạch bằng dao: buộc tội ông về sự phạm thượng, thậm chí tác phẩm “Lokuttara” của Chalood cũng bị khinh miệt. Cựu họa sỹ Angkarn Kalayanapongsa nổi cơn thịnh nộ vì tác phẩm “Lokuttara” thiếu một đài hoa sen. Angkarn cho rằng nếu như công trình điêu khắc này có ý đồ miêu tả những ánh lửa thiêng giác ngộ thì nó phải tuân theo tập quán của đạo Phật và đánh dấu sự khác biệt giữa cái trần tục và cái linh thiêng bằng hoa sen.

May mắn thay không phải tất cả những nghệ sỹ Thái đều bị trầm uất bởi sự tái tạo cái gọi là cá tính Thái (ekalak). Để có một truyền thống không nhất thiết là việc phải làm một bài tập, hiểu theo nghĩa đen. “Bằng không thì điều đó sẽ là trường hợp bạn dẫn bà nội của bạn đi giải phẫu thẩm mỹ” - một trong số những nhà phê bình nghệ thuật gây nhiều sôi nổi của Bangkok đã phát biểu ý kiến châm biếm như vậy.

Huỳnh Ngọc – Nguyễn Tuấn dịch (Theo Art for God’s sake của Albert Paravi Wongchirachai Far Eastern Economic Review, 2. April. 1992)

 

 

Các bài viết khác trong Thông tin Mỹ thuật số 01-02