Danh Họa Tô Ngọc Vân - Người Thầy Của Khóa Mỹ Thuật Kháng Chiến
Tháng 10 - 1950, Trường Cao đẳng Mỹ thuật khai giảng khóa đào tạo chính quy đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự chủ trì của vị Hiệu trưởng – họa sĩ danh tiếng Tô Ngô Vân. Khóa học ấy sau này ta thường gọi là “Khóa kháng chiến” ở chiến khu Việt Bắc, Trường Mỹ thuật Việt Nam. Mục đích của trường là đào tạo lớp họa sĩ – cán bộ đem “hội họa phụng sự nhân dân, làm đẹp cuộc đời của nhân dân, hướng dẫn để nâng cao trình độ hội họa của nhân dân…”, bởi vì, chúng ta “nhận của nhân dân cơm áo, chúng ta trả lại nhân dân bằng hội họa”. (Bài Người vẽ của Tô Ngọc Vân đọc tại lê khai giảng Trường Mỹ thuật ở Nghĩa Quân, Phú Thọ, tháng 10 - 1950).
|
Thầy trò trường Mỹ thuật đi công tác "Sản xuất - Tiết kiệm".
Thái Nguyên. 1952 |
Họa sĩ Tô Ngọc Vân đã đứng ra tổ chức và xây dựng Trường Mỹ thuật thời kháng chiến chống Pháp, là người thầy chủ trì và hướng dẫn toàn bộ công tác chuyên môn và hoạt động của trường. Phải nói rằng, việc thuyết phục “trên” mở lại trường lúc đó là công lao chính của ông, kể từ việc làm thủ tục giấy tờ, mời giảng viên (các họa sĩ Trần Văn Cẩn, Nguyễn Khang, Nguyên Tư Nghiêm, Bùi Trang Chước…), rồi tổ chức trường lớp, soạn chương trình giáo khoa v.v… đều do ông đảm đương. Bởi bản thân ông, trước Cách mạng tháng Tám đã là nhà sư phạm hội họa dầy dạn kinh nghiệm và tràn đầy nhiệt huyết. Trong kháng chiến, năm 1984 chính phủ đã giao cho ông lập lại Trường Mỹ thuật và bổ nhiệm ông làm Giám đốc của trường. Cùng với Ban giảng viên (tức Hội đồng giáo sư) ông tận tình chỉ bảo, nêu những nhận xét rõ ràng và thẳng thắn các bài tập của học viên, đánh giá và khuyến khích mỗi tiến bộ dù nhỏ của từng người, nhờ đó học viên tiến bộ nhanh chóng. Qua 4 năm (1950 - 1954) học tập, thực tập, phục vụ các mặt công tác xã hội, khóa mỹ thuật kháng chiến đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Trường đề ra, gắn chặt “học đi đôi với hành”, rèn luyện hình thể và màu sắc, vẽ tranh, bày triển lãm động viên tinh thần yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ tổ quốc, góp phần nâng cao thị yếu mỹ thuật của nhân dân. Lớp họa sĩ ngày ấy đã tiếp nhận được một trình độ hội họa và thẩm mỹ cơ bản, vững vàng để có có sở tiếp tục phát triển tài năng sau đó.
Và điều này đã nói lên mơ ước của họa sĩ Tô Ngọc Vân là “xây dựng một nền hội họa Việt Nam có tính chất dân tộc… để giành một địa vị mỹ thuật trọng yếu cho dân tộc trên thế giới” (trang viết của Tô Ngọc Vân). Mơ ước đó của ông đã và đang trở thành hiện thực không ai có thể phủ nhận.
|
Một buổi học vẽ ngoài trời.
Lăng Quán, Tuyên Quang. Ký họa: Ngô Mạnh Lân |
Thầy Vân – một họa sĩ tài năng, uyên bác, mẫu mực trong sự chuyển mình, rực rỡ trong nghệ thuật, hết lòng trong đào tạo lớp trẻ mỹ thuật, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc của đất nước. Công lao to lớn ấy thuộc về “Danh họa Tô Ngọc Vân – Người thầy của khóa Mỹ thuật kháng chiến”.
N.M.L.Tháng 10 - 1950, Trường Cao đẳng Mỹ thuật khai giảng khóa đào tạo chính quy đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự chủ trì của vị Hiệu trưởng – họa sĩ danh tiếng Tô Ngô Vân. Khóa học ấy sau này ta thường gọi là “Khóa kháng chiến” ở chiến khu Việt Bắc, Trường Mỹ thuật Việt Nam. Mục đích của trường là đào tạo lớp họa sĩ – cán bộ đem “hội họa phụng sự nhân dân, làm đẹp cuộc đời của nhân dân, hướng dẫn để nâng cao trình độ hội họa của nhân dân…”, bởi vì, chúng ta “nhận của nhân dân cơm áo, chúng ta trả lại nhân dân bằng hội họa”. (Bài Người vẽ của Tô Ngọc Vân đọc tại lê khai giảng Trường Mỹ thuật ở Nghĩa Quân, Phú Thọ, tháng 10 - 1950).
Họa sĩ Tô Ngọc Vân đã đứng ra tổ chức và xây dựng Trường Mỹ thuật thời kháng chiến chống Pháp, là người thầy chủ trì và hướng dẫn toàn bộ công tác chuyên môn và hoạt động của trường. Phải nói rằng, việc thuyết phục “trên” mở lại trường lúc đó là công lao chính của ông, kể từ việc làm thủ tục giấy tờ, mời giảng viên (các họa sĩ Trần Văn Cẩn, Nguyễn Khang, Nguyên Tư Nghiêm, Bùi Trang Chước…), rồi tổ chức trường lớp, soạn chương trình giáo khoa v.v… đều do ông đảm đương. Bởi bản thân ông, trước Cách mạng tháng Tám đã là nhà sư phạm hội họa dầy dạn kinh nghiệm và tràn đầy nhiệt huyết. Trong kháng chiến, năm 1984 chính phủ đã giao cho ông lập lại Trường Mỹ thuật và bổ nhiệm ông làm Giám đốc của trường. Cùng với Ban giảng viên (tức Hội đồng giáo sư) ông tận tình chỉ bảo, nêu những nhận xét rõ ràng và thẳng thắn các bài tập của học viên, đánh giá và khuyến khích mỗi tiến bộ dù nhỏ của từng người, nhờ đó học viên tiến bộ nhanh chóng. Qua 4 năm (1950 - 1954) học tập, thực tập, phục vụ các mặt công tác xã hội, khóa mỹ thuật kháng chiến đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Trường đề ra, gắn chặt “học đi đôi với hành”, rèn luyện hình thể và màu sắc, vẽ tranh, bày triển lãm động viên tinh thần yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ tổ quốc, góp phần nâng cao thị yếu mỹ thuật của nhân dân. Lớp họa sĩ ngày ấy đã tiếp nhận được một trình độ hội họa và thẩm mỹ cơ bản, vững vàng để có có sở tiếp tục phát triển tài năng sau đó.
Và điều này đã nói lên mơ ước của họa sĩ Tô Ngọc Vân là “xây dựng một nền hội họa Việt Nam có tính chất dân tộc… để giành một địa vị mỹ thuật trọng yếu cho dân tộc trên thế giới” (trang viết của Tô Ngọc Vân). Mơ ước đó của ông đã và đang trở thành hiện thực không ai có thể phủ nhận.
Thầy Vân – một họa sĩ tài năng, uyên bác, mẫu mực trong sự chuyển mình, rực rỡ trong nghệ thuật, hết lòng trong đào tạo lớp trẻ mỹ thuật, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc của đất nước. Công lao to lớn ấy thuộc về “Danh họa Tô Ngọc Vân – Người thầy của khóa Mỹ thuật kháng chiến”.
N.M.L.
Các bài viết khác trong Thông tin Mỹ thuật số 15-16