Thông tin Mỹ thuật số 11-12

Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh...

Một ANGKOR Khác

Garuda - Ankor
Garuda chế ngự Naga (một phần trang trí). Thế kỷ XII – XIII, đá, Tháp Mam (Tỉnh Bình Định)

Đối với tất cả những người yêu nghệ thuật Châu Á, triển lãm này của Bảo tàng Guimet (Pháp) là một sự kiện. Đây là lần đầu tiên nó tập hợp được các tác phẩm nằm rãi rác trong các bảo tàng khác nhau của Việt Nam: số lớn từ Đà Nẵng, được phóng to theo nguyên bản, một số khác từ Thành phố Hồ Chí Minh và Mỹ Sơn. Tính độc đáo của 96 tác phẩm  điêu khắc bằng đá và đồng, tạo hình các vũ nữ, người giữ đền, phật, và các nữ thần An Độ giáo… nó thể hiện mối quan hệ hợp tác lâu đời trong khoa học và văn hóa giữa Pháp và Việt Nam. Để minh chứng cho tình cảm đó, Trường Viễn Đông Bác Cổ đã thực hiện một sứ mệnh đáng trân trọng là đã xây dựng một xưởng trùng tu ngay chính bên trong của bảo tàng Đà Nẵng

Ankor
Garuda chế ngự Naga (tai trống). Thế kỷ X, đá, Trà Kiệu (Tỉnh Quảng Nam)

“Tôi tin rằng sự tìm tòi sẽ lâu dài vì nó phát hiện những điều thật quan trọng” – Charles Carpeaux, con trai của một nhà điêu khắc nổi tiếng, đã viết như thế – lời công bố không thiếu những nỗi niềm!

Vào tháng 3 - 1903, nhà nhiếp ảnh khảo cổ học trẻ này đã đi cùng với anh cả của mình, kiến trúc sư Henri Parmentier, đến một thung lũng ẩm ướt và xa xôi, để thấu hiểu những tin tức thời sự nóng hổi củaViệt Nam thời đó: Thánh địa Mỹ Sơn. Một nơi mà sức chịu đựng đạt đến sự giới hạn bởi khí hậu nóng bức, các loài rắn độc, nhện, bò cạp và hổ chung sống trong một không gian rừng già âm u, ẩm thấp, với dây leo chằng chịt bám quanh những ngôi đền và những thánh điện bị sụp đổ… Bức tranh huyền bí này sẽ biến mất bởi thời gian. Điều này không thể tính toán hay chần chừ, nó đòi hỏi lòng can đảm, sự quả quyết “tuyên truyền cổ động về di sản” (như những áng thơ Pierre Baptiste trong một tác phẩm của các học giả An Độ). Những điều kỳ diệu của hiện vật khảo cổ đã tạo một đam mê mãnh liệt, đưa hai người đàn ông “quái dị” này làm một chuyến phiêu lưu từ Châu Au đến đây. Có mặt ngay trên bậc cửa phía tây của tháp chính, nơi mà mà hai ông vinh dự đặt tên đầu tiên là “A1”.

Sáu tháng trước, cơ quan của hai ông: Trường Viễn Đông Bác Cổ tiến hành khảo cổ cách Mỹ Sơn vài chục km cũng đã tìm thấy nhiều di vật lạ lùng, đặc sắc. Còn tại đây, chưa đến 100 ngày và sự cố gắng, tận tụy của gần 200 phu đào bới, hai ông đã được đền đáp: 22 ngôi đền cùng vô số mảnh vỡ của các công trình kiến trúc và điêu khắc. Những hiện vật này đã được tháo gỡ, lau chùi, mô tả, trắc định, kê biên, chụp ảnh cẩn thận với một thái độ hết sức trân trọng, bởi họ đã ý thức rằng đó còn là sức mạnh để lại cho thời đại chúng ta. Trong sự chằng chịt của rễ cây và dây leo, như có thần thánh sáng tạo ra hiện lên những đền đài, chòi canh và những công trình phòng ngự. Những công trình kiến trúc kì vĩ với sức sống của triết lí đạo Phật chỉ có ở đất Đông Nam Á, tại một nước Việt Nam xa xôi và xưa cũ.

Ankor

Rồng Makara. Đá, Tháp Mâm (Bình Định) .
Con rồng được sáng tạo một cách độc đáo và lạ lùng, là dị bản giữa con sư tử và con voi! Nó được góp thêm từ kiểu thức Ấn Độ trong nghệ thuật Chăm và quyến rũ hơn bởi ảnh hưởng Trung Quốc. Chi tiết rõ nét nhất của sự giao thoa đó là chóp râu dưới cằm và đôi tai hình ống

Những người xưa, với lòng sùng đạo đã khắc ghi vào đá sự lộng lẫy của hình ảnh những vị thần, tu sĩ dâng lễ vật hoặc những người giữ đền đó thuộc về dân tộc nào? “Chăm”, một dân tộc mà tên gọi đã có trong những biên niên sử các triều đại Trung Quốc. Câu chuyện của những chuyến hành trình, mối bang giao mà các sứ thần đã ghi lại những quan hệ của nước Trung Hoa xưa, từ những thế kỷ đầu tiên, với một chuỗi những vương quốc nhỏ chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa Ấn Độ, chạy dọc theo chiều dài bờ biển và thung lũng sông nước ở miền Trung và Nam Việt Nam hiện nay. Sự sùng bái An Độ giáo hay Phật giáo của họ có điều gì đó gần gũi với các nền văn hóa Philippines, Malaysia, Java hay Bornéo, những tộc người sống ven biển. Họ có gốc người Austronésienne. Các chuyên gia thành thạo tìm thấy trong tượng nữ thần của điêu khắc Chăm một sự mềm mại của đường cong gợi nhục tính trong ngôn ngữ An Độ, còn trong phù điêu nữ thần múa, thì tay chân ít nhiều mang tính máy móc của nghệ thuật Ang kor…

Tuy vậy, nếu cho rằng tượng Chăm là những đứa con lai của hai nền văn hóa An Độ hay Khơme là một thiển ý quá đơn giản, thậm chí sai lầm. Và đó chính là đóng góp đáng trân trọng của bảo tàng Guimet qua việc tổng hợp cuộc triển lãm quy mô những bức tượng gốc từ những bảo tàng của Việt Nam và Châu Au. Tất cả những nguyên bản nghệ thuật này làm phong phú, đa dạng và đầy chất sống mãnh liệt, mà ở nhiều chi tiết, tính khôi hài có vẻ như đã bộc lộ qua các tác phẩm trưng bày. Làm thế nào mà ta không say mê về hình tượng Ganesh bụng phệ, trong nghệ thuật truyền thống An Độ vị thần này là người bảo hộ và thích đồ ngon vật lạ, nhưng ở đây, cách diễn tả các bức tượng mang tính con người với cảm xúc vụng về và thú háu ăn của mình, một vài chiếc bánh đường hoặc kẹo đã được đặt trước các tượng Ganesh.

Chính tình yêu vô hạn với thiên nhiên và muông thú đã được thấy trong bộ tác phẩm tuyệt diệu và nguyên vẹn tại Trà Kiệu, đô thị của những người tài giỏi, một trong những thủ đô cổ xưa của vương quốc Champa. Thật vậy, nó có nguồn gốc từ kiểu thức An Độ (nhất ở những vùng phía Nam của lục địa), nhìn các tượng voi chúng ta có thể nhận thấy sự dễ thương của những chú voi đang diễu hành với một điệu bộ chậm rãi pha chút hóm hỉnh, khác xa với vẻ tạo hình nghiêm trang của Khơme. “Giải phẫu học những chú voi này đồng nghĩa với việc không còn tôn trọng tự nhiên”, cho nên sự phân tích tinh tế của Thierry Zéphir trong vựng tập: “Những đôi tai thường mang đến cho người xem một tượng ý nhiều hay ít hình tam giác, trên những cái tai đó như có gợn sóng đường cong của những dải băng diễn tả những nếp nhăn của da và gợi sự chuyển động; cái đuôi luôn luôn quá dài và kết thúc bằng một nhúm lông cũng ít thực tế; những cái chân có một dáng đi như cái vòi hút…” là những nét đặc trưng độc đáo đầy thú vị của điêu khắc Chămpa.

Ankor

Thần Venus cưỡi trên lưng Garuda. Thế kỷ IX, đá, Quảng Nam.
Ở tư thế ngồi bỏ 2 chân ra 2 bên, cưỡi trên con chim ưng dang đôi cánh, thần Venus quàng chiếc khăn đơn giản và phô trương tất cả trang sức, một chiếc vương miện cao và nhọn có 8 góc, phình ra ở giữa. Có nguồn gốc từ kiểu thức Ấn Độ, tác phẩm rung động bởi tính cách thần thánh, rất hài hòa giữa dung mạo gần với nét hài của Garuda ở đôi mắt mở to

Đối nghịch với những đường cong lãng mạn, dễ thương và những ngẫu hứng tạo hình kỳ diệu, số phận của những tác phẩm nghệ thuật Chămpa lại vô cùng khắc nghiệt. Trong khi những di sản cuối cùng của nền nghệ thuật Chăm ở phương Nam đã bị phân tán trong các tỉnh, các vùng  của Việt Nam vào năm 1832, thì những đền đài và những bức tượng đã bị cướp phá, san bằng, bỏ hoang bởi những chủ nhân mới ở các vùng đó… trước khi bị sụp đổ do bom đạn của quân đội Mỹ.

NGUYỄN VĂN MINH

(dịch từ Tạp chí Beaux Arts tháng 12-2005)

Các bài viết khác trong Thông tin Mỹ thuật số 11-12