Thông tin Mỹ thuật số 09-10

Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh...

Hình Tượng Con Chó Trong Mỹ Thuật

 

Năm Tuất nói chuyện chó vừa là không khó vừa là khó, nhất là  nói về hình tượng con chó trong mỹ thuật. Bởi vì, mặc dù chó là con vật quen thuộc nhưng khó đưa thành hình tượng nghệ thuật thị giác.   Trước khi tìm những hình tượng con chó trong mỹ thuật chúng ta cũng nên lướt qua đôi chút về vị trí, hình tượng của nó trong các lĩnh vực nghệ thuật khác.    

Trong lĩnh vực điện ảnh, con vật này cũng có những vai diễn nổi tiếng trong các phim của Hollywood  hoặc hãng Walt Disney sản xuất. Thí dụ như các phim: “Trở về nước“, ”Chuyến du lịch kỳ lạ”, các vai như chó Rin Tin Tin, giống chó lai của Đức, Lasie, chó Collie xứ Scotland, chó Benji trong “Benji, chú chó săn“, Cleo trong bộ phim truyền hình nhiều tập “Sự lựa chọn của con người“, chó Asta trong phim “Người đàn ông mảnh khảnh“  hơn bao giờ hết phim hoạt họa  “101 con chó đốm“ của WatlDisney đã để lại ấn tượng tuyệt vời về những cá tính của các diễn viên do sự sáng tạo tinh tế của các họa sĩ.     

Trong văn học, chuyện xưa tích cũ chuyện cổ của Việt Nam  thì hình tượng con chó  cũng khá nhiều như “Con chó đá”. Ở Trung Quốc thì “Hạo thiên khuyển “của Vương Tiển là con vật nổi tiếng trong  truyện Tây Du Ký. Chúng ta cũng bắt đã từng gặp hình tượng con chó trong truyện “Tiếng gọi nơi hoang dã “của nhà văn Jack London và nhiều tác phẩm khác nữa mà chúng ta không nhớ hết.         

Chó trong mỹ thuật
JEFF KOONS . Chó con. 1996. Circular Quay, Sydney POEDOR RESHETNIKOV. Lại bị điểm 2

Từ xưa đến nay, con vật này cũng chiếm một phần tình cảm của con người. Vì thế con vật thân thương này cũng được một số  nghệ sĩ như nhà văn, họa sĩ, nhà điêu khắc trong giới mỹ thuật quan tâm trong sáng tác, tạo thành hình tượng nghệ thuật.         

Tuy nhiên, hình tượng con chó trong mỹ thuật có lẽ hiếm thấy hơn các con vật khác như :  Rồng, ngựa, hổ, khỉ…     Ở phương Đông, người ta xem thường hình tượng con chó hơn phương Tây. Cho nên, những nghệ sĩ thật sự dành cảm xúc trước hình tượng con vật này cũng rất hiếm.     

Một số họa sĩ có vẽ con vật này nhưng ít ai  diễn tả nó với cách nhìn đơn lẻ mà có sự phối hợp với hình tượng khác. Thí dụ vẽ chó cùng người trong cuộc đi săn hay tạo thành những tác phẩm theo dạng đề tài, chủ đề  mà nó là một bộ phận của tác phẩm như là đối tượng phụ chứ  rất ít khi được coi là đối tượng chính trong tư duy sáng tác.         
 

Chó trong mỹ thuật Đăng thị DƯơng
 

Trên: Đặng Thị Dương. Ba con chó. Acrylic
Dưới: Giacometti. Con chó. 1951. Đồng. 46x16x1000cm

Ở phương Tây chúng có một số tác phẩm sau đây: “Cái nhìn của Thánh Eustache“ tranh sơn dầu, của họa sĩ Pisanello (1395-1455); “Cái chết của Procris“ tranh sơn dầu của họa sĩ Piero di Cosimo (1462-1521);  “Người thợ săn“ tranh Jean Wildens, 1624; “Săn nai“ tranh sơn dầu của Paul de Vos; “Cuộc săn trên tuyết“ tranh sơn dầu của họa sĩ Pierre Bruegel (326). Họa sĩ Valentin Serow cũng thường hay vẽ chó đi với chân dung người như: “Chân dung Felix Sumarokow“ tranh sơn dầu, 1903; “Chân dung Sinaida Jussupowa” tranh sơn dầu, 1900-1902.  Họa sĩ Giacomo Balla của Trường phái vị lai vẽ hình tượng con chó rất đặc biệt trong bức tranh “Sự chuyển động của con chó  đang đi“. Họa sĩ Feodor Reshetnikov của Nga đã xây dựng hình tượng con chó rất dễ thương trong  tác phẩm  sơn dầu “ Lại bị điểm hai “ vẽ năm 1952,  diễn tả hình tượng con chó  đang đứng chồm lên cậu chủ nhỏ  như để an ủi khi cậu này bị mẹ quở trách vì bị điểm  kém trong học tập.   Về nghệ thuật điêu khắc  thì một  trong những pho tượng đất nung  có khả năng  gây ấn tượng rất mạnh là tác phẩm “Con chó hiếu chiến “của Fabbri Agenore, 1947; bức tượng con chó đứng nhe răng mang tên “Fedo “của nhà điêu khắc Bessie North; tác phẩm  “Actaeon“  là pho tượng độc đáo của Paul Manship về mặt tạo hình. Trong lĩnh vực nghệ thuật đồ họa thì poster phim gây ấn tượng rất mạnh có hình tượng con chó sói ghê rợn dùng quảng cáo phim kinh dị, là phim “Ác quỷ Dracula“ của họa sĩ Nhật bản tên là Heruo Takino; Poster phim hoạt hình “Lady and the Tramp” tạm dịch là “Cô nàng và gả lang thang “của Walt Disney với nhiều hình tượng con chó được cách điệu với nhiều cá tính độc đáo… Ngoài ra trong lĩnh vực biểu tượng  đồ họa thì hình tượng con chó cũng là đối tượng thể hiện…    

Trong mỹ thuật Việt Nam thì hình tượng con chó cũng đã xuất hiện ở dạng nghệ thuật điêu khắc, hội họa như hình tượng con chó đá ở Chùa Cầu, Hội An.  Về tranh thì họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm cũng đã từng vẽ con vật này trong nhiều tác phẩm và trong hệ thống mười hai con giáp. Nữ họa sĩ Đặng Thị Dương đã từng sáng tác nhiều tranh với chủ đề mèo và những chú cẩu đáng yêu. Gần đây nhất năm 2005 nữ họa sĩ này đã cho ra đời tác phẩm “Ba con Chó” bằng chất liệu Acrylic trên giấy dó với những hình tượng, duyên dáng, hồn nhiên đặc biệt.        

Tóm lại, cùng với các con vật khác hoặc huyền thoại hoặc đời thường như: rồng, hổ, dê, khỉ,... hình tượng con chó đã để lại một dấu ấn đậm nét


Uyên Huy

Các bài viết khác trong Thông tin Mỹ thuật số 09-10