THE GATES
Được sắp đặt tại Central Park, New York, 1979-2005; diễn ra từ 12-27 tháng 2 năm 2005. Đây là minh chứng cho việc tự đầu tư không vì mục đích lợi nhuận cá nhân của Christo và Jeanne – Claude
|
Bản vẽ tác phẩm "The Gates". 2005.
Chì, than, phấn, màu, sáp màu và thước chỉ.
58,88x71,12cm |
Andy Warhol có một câu nói nổi tiếng: “Giỏi ở kinh doanh là cái hình thức hấp dẫn nhất của nghệ thuật”. Sự thu hút trong cách mà Christo và Jeane - Claude vận hành doanh nghiệp nghệ thuật của họ đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật sắp đặt là trong tác phẩm The Gates, thực hiện vào năm 2005. Có lẽ vì New York, ít nhất về mặt biểu tượng, là trung tâm của chủ nghĩa tư bản thế giới và là cái nôi của nhiều cá nhân và công ty có mối quan tâm hàng đầu về mặt tài chính. Christo và Jeane - Claude gặp Warhol khi họ từ Paris đến New York vào 1964, họ tiếp xúc với không chỉ cái nền nghệ thuật Pop Art và những ý tưởng của nó mà còn những dòng cuộn khác đã làm sống lại thời kỳ 1960 náo nhiệt, đa dạng. Họ đến thăm Marcel Duchamp, gặp John Cage và Robert Rauschenberg, (những người này đều thuộc nhóm Những người theo chủ nghĩa hiện thực mới của Pháp). Họ có một ước vọng là kết nối nghệ thuật trở lại với chất liệu và những kinh nghiệm sống tại Hoa Kỳ. Khái niệm về không gian và ý tưởng là mọi chuyện đều có thể làm được đã thể hiện rõ trong những trào lưu như nghệ thuật địa hình, nghệ thuật môi trường, nghệ thuật ý niệm, nghệ thuật thân thể… Những tác phẩm này dọn đường cho các dự án trình bày trước công chúng của hai họa sĩ này. Không giống như các họa sĩ tiên phong của thời đại mình, Christo bác bỏ mục đích là biến chất liệu thành những tình cảm và sự tưởng tượng của cá nhân. Ông thay vào đó là những hệ thống có liên quan đến nhau và được thắp sáng, vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính xã hội. Tác phẩm đầu tiên bắt đầu vào những năm cuối 1980, đã phát triển thành những kế hoạch táo bạo giải quyết những hệ thống mang tính tập hợp và lột tả sự tác động lẫn nhau về mặt địa lý, lịch sử và kinh tế.
|
Toàn cảnh "The Gates" |
Những tác phẩm mà hai người đã thực hiện từ khoảng 1970 thuộc về hai thể loại lớn: một là Running Fence (1976), Surrounded Islands (1983), chúng tập trung vào mối quan hệ giữa con người, không gian và các nguồn tài nguyên môi trường; nhóm kia là Pont Neuf Wrapped (1985), Wrapped Reichstag (1995), chúng tập trung vào những kiến trúc do con người tạo nên và coi mỗi kiến trúc như một hệ thống những mạng lưới của các mối liên hệ về lịch sử, trong đó các nhóm công chúng lớn bị vướng.
Tác phẩm The Gates, gồm khoảng 7500 cái khung treo cùng với các tấm vải màu vàng nghệ được sắp đặt trên 23 dặm đường đi bộ trong vòng hai tuần, cho thấy những phức tạp khác kể từ sau Central Park vì Central Park đã là một sự tác động qua lại có hoạch định mang tính ý thức. Miếng đất cho công viên này được lấy ra từ thành phố New York và được trợ vốn bởi các nhà hảo tâm tư nhân sau đó được cải biến bởi những nhà thiết kế Frederic Law Omsted để phản ánh được lý tưởng dân chủ về thế kỷ 19 của họ, đó là nơi trú ẩn tự nhiên cho tất cả mọi người trong thành phố. Một nơi cho người giàu cũng như người nghèo hưởng thụ niềm vui của việc đi bộ trong bầu không khí trong lành. Vào thời của họ, Omsted và Vaux đã nâng cao thêm cảm nhận này bằng một hệ thống đường đi bộ ngoằn nghèo. Trong thời đại chúng ta, Christo đã đưa việc đi bộ trong công viên như vậy lên một tầm cao của nghi lễ và lễ hội, cách nâng cao ý thức rằng một niềm vui có thể đem lại sức mạnh cho chúng ta tiến tới một cái cổng kế tiếp, nơi bầu không khí trong lành đã được biến thành cái có thể cảm nhận được bằng mắt bởi những tấm màn bay cuộn trong gió.
Ảnh hưởng về mặt xã hội của tác phẩm này thật to lớn. Ngay cả một người quan sát và vô cùng soi mói như Peter Schjeldahl, người gọi tác phẩm này là một sự lăng mạ theo chủ nghĩa dân tuý đối với những người có thẩm quyền về phê bình nghệ thuật, thì ông Peter đã mô tả cảm xúc chung của những người đi bộ xuyên qua mô hình nghệ thuật sắp đặt này là “âm thanh của nhiều người có một sự thân quen như trong gia đình, nó cũng giống như tiếng rì rầm tươi tắn trong nhà hát vào giờ nghỉ giải lao khi mà mọi người đều biết vở kịch đó hay và biết rằng những người khác cũng đồng ý như vậy”. Nhưng có một sự phản đối đáng chú ý từ thế giới nghệ thuật đối với tính thẩm mỹ của tác phẩm The Gates. Michael Kimmelman không đồng ý với cách đánh giá đó nên đã đề cập đến những phản ứng này như là sự coi thường. Hal Foster cũng đã gán cho tác phẩm này là không hơn gì một việc làm mất thể diện, không thể quên được đối với kho báu của công chúng.
|
Dự án hàng ngàn cái cổng. 1979.
Chì, than, phấn màu và thước chỉ. 27,94x35,56cm |
Tính thẩm mỹ của tác phẩm The Gates có lẽ đã có một tác động xấu bởi sự thỏa hiệp khi họ thay đổi kế hoạch ban đầu của mình. Theo kế hoạch này, họ trồng những cây cột kim loại xuống đất và phía trên chúng họ bắt ngang những cây kim loại mảnh, từ đó họ treo rủ xuống những miếng vải. Khi phương pháp này bị bác bỏ vì gây hại cho công viên, họ đã thiết kế lại bộ khung, thay những cây cột thép nặng nề trên đường đi, dùng những cây nhựa nhẹ dựng thẳng đứng và nằm ngang. Điều này đã chuyển thế cân bằng của bộ khung kim loại sang vải và có lẽ giải thích cho tính không phát ra âm thanh do va chạm của kim loại như Schjeldahl và một số người khác đã nhận thấy. Công trình sắp đặt này trị giá 21 triệu đô la do họ đã tự chu cấp kinh phí và họ khẳng định về nguyên tắc không hưởng lời đồng nào từ tác phẩm The Gates cũng như các tác phẩm công bố trước công chúng khác.
Nhất quán với chính sách này, gia đình Christo từ chối bất cứ việc sử dụng mang tính cách thương mại nào đối với các tác phẩm nghệ thuật được trình bày trước công chúng của họ. Họ không lấy bất cứ đồng nào từ bất cứ quyển sách hay cuốn phim nào nói về các tác phẩm của họ, cũng không lấy đồng nào từ các món hàng kỷ niệm do người khác bán có liên quan đến những tác phẩm của họ và nhấn mạnh là tập trung vào chất lượng, họ đòi hỏi một câu viết trên mọi sản phẩm bán ra cho biết rằng họ không có đồng lời nào từ những món hàng đó. Họ hiến tặng quyền bán những sản phẩm có liên quan đến tác phẩm The Gates, thí dụ như: áo thun, áp phích, nón, đồng hồ… để giúp triển khai một tố chức từ thiện có tên Nuôi Dưỡng Thiên Nhiên New York. Công trình Central Park, công ty thuê khoảng 1200 công nhân trong quá trình lên bản vẽ, thực hiện, bảo vệ, tháo dỡ và di chuyển tác phẩm. Vì họ không muốn bị ràng buộc bởi một áp lực nào nên đã không nhận tài trợ, tiền đóng góp kể cả của các tổ chức chính phủ. Chính sách này ném họ vào một thế giới kinh tế đầy rủi ro bên ngoài thế giới nghệ thuật. Nhưng trong đấu trường ngoài đời này, họ từ chối không nhận một khoản lợi nào từ những tác phẩm lớn nhất của họ. Điều này đã phá vỡ mục đích của trung tâm chủ nghĩa tư bản.
|
Quang cảnh trong thời gian thực hiện "The Gates" |
Vào những thời điểm khác nhau, Christo có nói về triết lý kinh tế và tính thẩm mỹ kinh tế của họ: cách mà họ sử dụng đồng tiền của mình thì có ý nghĩa sống còn đối với nền tảng khái niệm trong các tác phẩm của họ. Trong các tác phẩm trình bày trước công chúng, gia đình Christo kết hợp các nguyên tắc theo cách đi ngược lại nguyên tắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đồng tiền. Họ coi nhẹ tầm quan trọng của đồng tiền và thay vào đó là sự thỏa mãn khi đạt được mục đích. Phần thưởng nằm ở việc nhận ra được “vật thể cuối cùng” (như họ gọi) – đó là những cái cổng thật sự, cái hàng rào, ... — một sự bùng nổ cái đẹp vô thưởng, một “cử chỉ vô cùng thi vị” cảm nhận được bởi nhiều người làm việc cùng nhau hướng về một viễn cảnh chung.
Viễn cảnh này có thể cùng được cảm nhận nhờ sự cẩn trọng mà Jean -Claude và Christo đã có trong chuyện giải thích bảng vẽ của họ và chỉ cho công nhân xem những hình vẽ minh họa về kết quả cuối cùng của tác phẩm cho mọi người liên quan tại mọi công đoạn, từ lúc bắt đầu của tiến trình. Họ kết hợp bất cứ đề nghị có ích nào với nhau và họ nói cho mỗi nhóm hoạch định, mỗi nhóm chính trị gia và mỗi nhóm công nhân là công việc của họ sẽ đóng góp cho cái tổng thể như thế nào. Chiến thuật của Christo và Jean -Claude đi ngược với văn hoá của Chủ nghĩa tư bản công ty Hoa Kỳ mặc dù họ cố gắng quản lý công ty của riêng họ. Hệ thống tổ chức mà họ đã triển khai để thực hiện những dự án của họ là một sự tuyệt vời về tính hiệu quả và sự hợp tác mang tính nhân đạo.
|
Một góc của "The Gates" |
Đáp lại điều này, họ đã tích lũy được vốn văn hoá, sự tin tưởng mà về lâu dài sẽ có giá trị hơn cả tiền bạc như các nhà phê bình Katy Siegel và Paul Mattick có nhận xét trong bài nghiên cứu của họ về nghệ thuật và tiền bạc. Họ nhận xét là trong khi nghệ thuật là một sản phẩm xa hoa, nó vẫn luôn tái tạo lại ý tưởng vươn lên trên những ý muốn thuần tuý thương mại cho những ai sưu tầm nó và làm ra nó. Christo và Jean - Claude đã thành công trong việc đạt được điều này. Những tác phẩm tạm thời dành được sự kính nể vì chúng không có dấu vết thương mại. Danh tiếng này và sự công bố rộng rãi tạo ra được những giá trị cao hơn cho những sản phẩm từ công sức lao động của Christo, cũng như nó tạo ra sự dễ dàng trong việc xin giấy phép cho những tác phẩm công chúng trong tương lai. Họ đã tạo được một giao diện phức tạp giữa sự thán phục của xã hội về kinh doanh, về tài sản và về sự sỉ nhục trên lý thuyết nghệ thuật của nó.
Chúng ta đừng quên mục đích chính của cái khái niệm lương tri và tiến trình này: Đó là sáng tạo ra một loại nghệ thuật độc nhất vô nhị cho công chúng. Một loại nghệ thuật mà cho đến bây giờ hàng triệu công chúng đã tham gia vào một cách chủ động bằng cách thay đổi cái môi trường thân quen. Một cách nghệ thuật Christo và Jean - Claude đã nhiều lần đánh thức chúng ta ra khỏi cái suy nghĩ thường có về các tác phẩm và cho chúng ta cái mà nghệ thuật đem lại: đó là sự cảm nhận và cái ký ức về một sự kỳ diệu.
Khấu Hữu PhướcLược dịch từ Art in America 9-2005
Các bài viết khác trong Thông tin Mỹ thuật số 07-08