Tìm kiếm

Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh...

Có 18 kết quả được tìm thấy cho tag "bao-tang"

Tranh In Ván Khắc Vẫn Đứng Vững Trong Kỷ Nguyên Kỹ Thuật Số

Mấy năm vừa qua, tranh in ván khắc đã trải qua một cuộc khủng hoảng, các trường mỹ thuật đóng cửa các khoa chuyên về in tranh và dành các nguồn lực cùng các cơ sở vật chất đó cho việc giảng dạy và mua sắm trang thiết bị kỹ thuật số.

Tranh Luận Liên Quan Đến Viện Bảo Tàng Louvre

Louvre là viện bảo tàng lớn nhất thế giới, chứa đến 380.000 tác phẩm, nhưng thông thường chỉ trưng bày 35.000 bức, gởi tại các viện bảo tàng tỉnh 30.000 bức và cho mượn để triển lãm 1.500 bức.
Mới đây, viện bảo tàng Louvre có ý định ký kết để thành lập tại Tiểu Vương quốc  Ả Rập Abu Dhabi một chi nhánh

Hoa Văn Trang Trí Kh'me Nam Bộ

Hoa văn trang trí Kh’mer Nam Bộ tập trung chủ yếu ở hơn 500 ngôi chùa  ở miền Tây Nam Bộ nói chung, Trà Vinh và Sóc Trăng nói riêng. Nên khi nói về hoa văn trang trí, chúng ta không thể tách chúng ra khỏi tổng thể của nó, bởi hoa văn có tác dụng làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi chùa làm cho ngôi chùa thêm phần lung linh, lộng lẫy...

Thổ cẩm Ê Đê

Ơ vùng Tây Nguyên trước kia vẫn tồn tại một tập tục truyền thống khá đặc biệt, đó là trong các lễ cưới hỏi, người con gái luôn tự tay dệt các tấm chăn, áo, khố, thổ cẩm để làm quà tặng họ hàng nhà chồng. Có lẽ vì vậy mà đồng bào dân tộc ít người sống trên dải Trường Sơn – Tây Nguyên hầu như đều biết ít nhiều về nghề dệt thổ cẩm. Nổi bật và được nhiều người biết tới có lẽ phải kể đến thổ cẩm và những hoa văn trang trí trên thổ cẩm Êđê.

Hoa văn trên trang phục của tộc người Gia Rai

Những mô típ rúp (hình) của người Giarai có thể thấy ở khắp nơi, người ta vẽ trên kho thóc, trên thân nêu trong lễ cúng lúa, lễ bỏ mả,... và trên cả các vật dụng sinh hoạt: gùi, rổ,... nhưng phong phú và biểu cảm nhất vẫn là những hoa văn trên trang phục của các chàng trai, cô gái Giarai.

Năm Hợi Lượm Lặt Chuyện Heo Trong Mỹ Thuật

Trung Quốc và các nước Đông Á cũng rất đề cao hình ảnh con heo bởi sự mập mạp, béo tốt và mắn đẻ của nó. Hình ảnh con heo đã xuất hiện rất sớm trong nền văn hóa Trung Quốc, ví dụ như một cái Chén gốm đen khắc hình lợn rừng của nền Văn hóa Hà Mụ Độ (Hà Mẫu Độ) trước công nguyên 5000 đến 4000 năm, hiện trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Triết Giang (Trung Quốc). Chén được trang trí bằng các nét khắc hình con heo, mang các họa tiết đơn giản là những đường vạch và đường tròn đồng tâm

Sự Ra Đời Của Nghệ Thuật Trang Trí

Trang trí có từ bao giờ? Ở đâu? Tại sao? Do khởi đầu người ta đã muốn làm đẹp hay chỉ để đánh dấu? - Đó là những băn khoăn của giới sử học nghệ thuật... Với chút ít tư liệu trong tay, chúng tôi xin mời các bạn cùng tìm hiểu và suy ngẫm.

Con Nghê một biểu tượng tạo hình thuần Việt

Con nghê - đồ án trang trí đặc sắc bắt đầu có ở nước ta từ bao giờ trong các chốn uy nghiêm như lăng tẩm, cung điện, đền, khán thờ, tấm chạm, cột, đầu đao đình làng và gắn liền trên các đồ vật như: hoành phi câu đối, đỉnh hương, chân đèn, dấu, ấn, triện, nắp chóe, vật bày thờ, nóc bình vôi hay thậm chí cả trên cái chặn giấy...? phải chăng các nghệ nhân muốn tạo nên con Nghê như một biểu tượng thuần việt?.

Những Chú Heo Tạc Trên Vì Kèo Của Đình Chùa Cổ

Đó là những chú heo nhà, đang được người cho ăn, trong một quang cảnh đầm ấm. Quả là hiếm hoi bởi ít khi heo được tạc tượng ở Việt Nam (trong khi heo ở tranh dân gian khá nhiều) trái ngược hẳn với một số con vật chưa chắc đã có thật nhưng lại được tạc tượng quá nhiều như rồng, phượng, lân, nghê v.v...

Thăm Bảo Tàng Quốc Gia Nghệ Thuật Đương Đại Hàn Quốc

Đón chào người xem là Vườn điêu khắc ngoài trời, toàn bộ vườn là một công viên nhỏ với bãi cỏ, hàng cây và lối đi dạo lượn quanh sườn đồi, một không gian lý tưởng để trưng bày các tác phẩm điêu khắc. Các tác phẩm điêu khắc ngoài trời được sắp đặt cẩn thận phù hợp với hướng nhìn, chiều đi của người xem. Ấn  tượng nhất trong vô số các tác phẩm điêu khắc ở đây là một bức tượng người đàn ông đồ sộ bằng inox đứng vươn mình trước hình núi phía sau, hàm dưới của tượng chuyển động được, mỗi lần nó đều đặn xoay chuyển thì từ tượng lại phát ra một âm thanh ê a như một tiếng hát trầm lắng giữa núi rừng

Họa Sỹ Ủ Văn An Và Các Tác Phẩm Tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh

Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh hiện đang lưu giữ 4 tác phẩm sơn mài của họa sĩ Ủ Văn An. Đây là những tác phẩm ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên miền Bắc bằng sơn mài với màu son đằm thắm.  

Pháp Lang, Pháp Lam Và Shipouyaki

Trong thế giới cổ ngoạn có một loại cổ vật cốt làm bằng kim loại, bên ngoài tráng men nhiều màu, người Trung Hoa gọi là falang (âm Hán – Việt đọc là pháp lang), người Nhật Bản gọi là shipouyaky, còn người Việt Nam thì gọi là Pháp Lam. Loại cổ vật này có sức mê hoặc rất lớn đối với giới sưu tầm cổ ngoạn và các nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ.
Bài viết này xin giới thiệu những kiến thức khái quát, kèm theo hình ảnh về các dòng pháp lam của ba nước Trung – Nhật – Việt cho những ai quan tâm đến loại cổ vật đặc biệt này.

Thăm Minh Trị Thôn Nghĩ Về Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc Ở Huế

Khi Kojima Yuki, một người bạn Nhật, thông báo sẽ đưa chúng tôi đến thăm bảo tàng kiến trúc thời Minh Trị ở tỉnh Aichi, tôi cứ tưởng nơi đến là một tòa nhà hiện đại ở trung tâm Nagoya, trưng bày những mô hình kiến trúc thu nhỏ, có hệ thống nghe nhìn giúp du khách cảm nhận đầy đủ hơn về cảnh quan kiến trúc Nhật Bản dưới thời Minh Trị (1868 - 1912), nghĩa là chúng tôi sẽ đến thăm một bảo tàng theo có kiểu thức trưng bày truyền thống.