Tin tức

Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh...

Trại sáng tác, giao lưu, triển lãm và trao đổi mỹ thuật với các trường mỹ thuật trong khu vực của Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Với mục đích tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa các trường, nhằm tăng cường mối quan hệ toàn diện, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, sáng tác, triển lãm và trao đổi mỹ thuật giữa các trường trong khu vực. Từ ngày 18/8/2014 đến ngày26/8/2014  đã diễn ra Trại sáng tác, giao lưu, triển lãm và trao đổi mỹ thuật giữa Trường ĐH Mỹ thuật Tp. HCM với các trường mỹ thuật trong khu vực gồm có: Học viện Mỹ thuật Quốc gia Lào (5 giảng viên – họa sĩ tham dự), ĐH Mỹ thuật Hoàng gia Campuchia (5 giảng viên – họa sĩ tham dự), Trung tâm Nghệ thuật – ĐH Silpakorn (Thái Lan) (5 giảng viên – họa sĩ tham dự), ĐH Nghệ thuật Tokyo (Nhật Bản) (5 giảng viên – họa sĩ tham dự) và ĐH Mỹ thuật Tp. HCM (10 giảng viên – họa sĩ tham dự).

Các giảng viên – họa sĩ tham dự Trại sáng tác cùng tham quan bảo tàng Mỹ thuật Tp.HCM

Các giảng viên – họa sĩ tham dự Trại sáng tác cùng tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh 

Các giảng viên – họa sĩ tham dự Trại sáng tác đến thăm xưởng vẽ của họa sĩ Lý Khắc Nhu

Các giảng viên – họa sĩ tham dự Trại sáng tác đến thăm nhà cổ tại Bình Dương vào ngày 24/8/2014

Các giảng viên – họa sĩ chụp ảnh lưu niệm tại địa đạo Củ chi

Các giảng viên – họa sĩ tham quan địa đạo Củ chi

Các họa sĩ đang làm việc tại xưởng vẽ lầu 1 nhà họa thực hành trường ĐH Mỹ thuật Tp.HCM

 
 

Sự nghiệp đào tạo nói chung và đào tạo mỹ thuật nói riêng là một lĩnh vực quan trọng mà bất cứ quốc gia, dân tộc nào cũng quan tâm. Tùy theo nguồn lực kinh tế, sự phát triển của khoa học công nghệ, trình độ và số lượng đội ngũ giảng viên, nhu cầu sử dụng của xã hội và bản sắc văn hóa, thẩm mỹ truyền thống… mà tính chất, quy mô, mục tiêu đào tạo mỹ thuật của từng trường có sự khác nhau. Chính sự khác nhau này mà các trường cần có sự trao đổi, hợp tác để bổ sung cho nhau những mặt mạnh và những mặt còn thiếu của mỗi trường. Từ đó tạo nên một nền tảng kiến thức cơ bản cần thiết trong quy trình đào tạo mỹ thuật và sáng tác mỹ thuật trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.  Với lý do, mục đích nêu trên, bên cạnh các hoạt động giao lưu, gặp gỡ, tham quan, sáng tác… nhà trường còn tổ chức hội thảo về “Đào tạo mỹ thuật trong xu thế hội nhập và phát triển” vào lúc 8g – 12g ngày 25/8/2014  với 9 bài tham luận gồm:

Trường ĐH Mỹ thuật tp.HCM (2 tham luận)

1.     “Đào tạo Mỹ thuật trong xu thế hội nhập và phát triển” do TS. Trương Phi Đức trình bày.

2.     “Trường ĐH Mỹ thuật Tp.HCM quá trình hội nhập và phát triển” do PGS.TS Nguyễn Xuân Tiên trình bày

Học viện Mỹ thuật quốc gia Lào (2 tham luận)

1.      “Chia sẻ kinh nghiệm đào tạo Mỹ thuật và xu hướng hội nhập” do TS. Maysing trình bày

2.     “Tổng quan về nền mỹ thuật quốc gia Lào” do TS. Sithonth Dimak trình bày

Trường ĐH Mỹ thuật Hoàng gia Campuchia  (1 tham luận)

1.     “Tổng quan về trường ĐH Mỹ thuật Hoàng gia Campuchia” do GS. Bong Sovath trình bày

Trung tâm Nghệ thuật, Đại học Silpakorn, Thái Lan (2 tham luận)  

1.     “Vai trò của Trung tâm Nghệ thuật, Đại học Silpakorn và việc học tập nghệ thuật đương đại” do Paramaporn Sirikulchayanont – TS, Quyền Giám đốc, Trung tâm Nghệ thuật, Đại học Silpakorn trình bày.

2.      “Trường Đại học Silpakorn và khoa Hội họa, Điêu khắc và Đồ họa” do Ông Amrit Chusuwan, trưởng khoa Hội họa, Điêu khắc và Đồ họa Trình bày

ĐH Nghệ thuật Tokyo, Nhật Bản (2 tham luận)

1.     “Đào tạo hội họa tại trường ĐH Nghệ thuật Tokyo” do nhà nghiên cứu giáo dục Yuhi Nishioka trình bày

2.     “Khoa hội họa trường ĐH Nghệ thuật Tokyo” do PGS.TS. Meo Saito trình bày 

Các giảng viên – họa sĩ tham dự hội thảo chụp hình lưu niệm cùng lãnh đạo của 5 trường ĐH Mỹ thuật

Trong buổi chiều cùng ngày, triển lãm các sáng tác của các giảng viên – họa sĩ tham gia trại sáng tác cũng được khai mạc vào lúc 16g30 tại phòng trưng bày lầu 1 nhà học thực hành trường Đại học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh với các chất liệu đa dạng và phong phú như sơn dầu, sơn mài, lụa, in litho nhôm, in đá, khắc gỗ, tổng hợp và các chất liệu truyền thống đặc trưng của từng dân tộc… Triển lãm thành công tốt đẹp, có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo sự hiểu biết lẫn nhau về đặc trưng bản sắc văn hóa nghệ thuật của từng quốc gia, từng dân tộc. Đồng thời cũng thông qua hoạt động văn hóa nghệ thuật mà xây dựng nên tình đoàn kết, hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.

NSƯT.TS Trương Phi Đức – Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc Triển lãm

NSƯT.TS Trương Phi Đức – Hiệu trưởng Nhà trường trao quyền đăng cai tổ chức trại sáng tác giao lưu mỹ thuật giữa các nước trong khu vực cho bà Paramaporn – Quyền Giám đốc Trung tâm Nghệ thuật ĐH Silpakorn (Thái Lan)

Bà Paramaporn – Quyền Giám đốc Trung tâm Nghệ thuật ĐH Silpakorn (Thái Lan) phát biểu chúc mừng triển lãm 

NSƯT.TS Trương Phi Đức – Hiệu trưởng Nhà trường trao quà lưu niệm cho các giảng viên – họa sĩ Trường ĐH Mỹ thuật Hoàng gia Campuchia tham dự khai mạc triển lãm.

NSƯT.TS Trương Phi Đức – Hiệu trưởng Nhà trường trao quà lưu niệm cho các giảng viên – họa sĩ Học viện Mỹ thuật quốc gia Lào tham dự khai mạc triển lãm

NSƯT.ThS Lê Văn Đàn – Phó Hiệu trưởng Nhà trường trao quà lưu niệm cho các giảng viên – họa sĩ Trung tâm Nghệ thuật ĐH Silpakorn, Thái Lan  tham dự khai mạc triển lãm

NSƯT.ThS Lê Văn Đàn – Phó Hiệu trưởng Nhà trường trao quà lưu niệm cho các giảng viên – họa sĩ Trường ĐH Nghệ thuật Tokyo (Nhật Bản) tham dự khai mạc triển lãm

Ông Maysing Chanboudy – Hiệu trưởng học viện Mỹ thuật quốc gia Lào trao quà lưu niệm cho các giảng viên – họa sĩ trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM tham dự khai mạc triển lãm

Lãnh đạo 5 trường Đại học mỹ thuật trong khu vực cắt băng khai mạc triển lãm

HUỲNH THANH TRANG

Tags :
Tin tức mới
Tin tức khác