596
Như chúng ta đã biết, nghệ thuật đương đại với những dạng thức mới chủ yếu (intasllation; performance art; video art;…) đã hoà nhập vào Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá. Quá trình bình thường hoá thẩm mỹ này, hay cũng có thể nói là sự thêm ra cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại đã vấp phải không ít trở ngại bởi một sức đề kháng được tự động hoá từ chính người trong giới trước tiên chứ không phải từ đại chúng.
593
Xét theo quan điểm lịch sử, đó chính là tính đương đại của nghệ thuật, thiếu nó khó tạo nên cái đẹp, cái hấp dẫn và không đủ khả năng đối thoại của nghệ thuật. Tất nhiên, trong cuộc đời và nghệ thuật nói chung và mỗi tác giả nói riêng, cũng như tính đương đại của nghệ thuật luôn có tính đa chiều
590
Tương truyền rằng các hoạ sĩ Pháp hồi giữa thế kỷ 19 đã khám phá ra nhiều điều kỳ diệu của tranh khắc gỗ Nhật Bản khi họ vớ được các giấy gói đồ gốm nhập từ Nhật Bản về. Ngày nay, khi ta xem các tranh in ván khắc của Utagawa Hiroshige và Katsushika Hokusai, hai họa sĩ vĩ đại nhất của thể loại tranh in bản khắc gỗ của Nhật Bản
585
Một trong những hoạ sĩ góp phần lớn vào loại hình tranh cổ động và đi tiên phong trong hoạt động của mỹ thuật phục vụ kháng chiến ở hai cuộc chiến của nhân dân ta, đó là hoạ sĩ Huỳnh Văn Thuận. Những bức tranh cổ động nhạy bén về đề tài, phong phú về bút pháp của ông đã cổ vũ tinh thần yêu nước, niềm tin vào cuộc kháng chiến trường kỳ
583
Mấy năm vừa qua, tranh in ván khắc đã trải qua một cuộc khủng hoảng, các trường mỹ thuật đóng cửa các khoa chuyên về in tranh và dành các nguồn lực cùng các cơ sở vật chất đó cho việc giảng dạy và mua sắm trang thiết bị kỹ thuật số.
577
Trong những ấn phẩm phát hành vào dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn- Thành phố Hồ Chí Minh có một cuốn sách liên quan đến trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, đó là cuốn “Sài Gòn- Gia Định xưa- Ký họa đầu thế kỷ XX” do Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1995. Sách in 40 bức tranh in đá hay còn gọi là thạch bản (lithô) của học sinh thế hệ đầu tiên “Trường vẽ Gia Định” vào những năm đầu của thế kỷ XX.
576
Vẽ lên giấy là chuyện phổ biến ngày nay vì giấy sẵn, màu sẵn, ai cũng có thể vẽ được (chỉ khác nhau là đẹp hay xấu mà thôi). Thế nhưng thuở xưa ai chế ra giấy? Ai vẽ tranh lên giấy đầu tiên?
574
Louvre là viện bảo tàng lớn nhất thế giới, chứa đến 380.000 tác phẩm, nhưng thông thường chỉ trưng bày 35.000 bức, gởi tại các viện bảo tàng tỉnh 30.000 bức và cho mượn để triển lãm 1.500 bức.
Mới đây, viện bảo tàng Louvre có ý định ký kết để thành lập tại Tiểu Vương quốc Ả Rập Abu Dhabi một chi nhánh
567
Do yêu nghề, họ phải bươn chải ở các lĩnh vực khác cũng thuộc chuyên ngành để nuôi sáng tác đồ hoạ giá vẽ. Đó cũng là nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến yếu kém của các chất liệu tranh đồ hoạ.
566
Những hình chạm khắc trên bãi đá cổ Sapa từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khảo cổ học và dân tộc học trong và ngoài nước (1). Tuy nhiên cho đến nay, dường như chưa một ai có thể đi đến những kết luận rõ ràng có tính khẳng định về niên đại, về nguồn gốc (tức chủ nhân của các hình chạm khắc) cũng như giải nghĩa mạch lạc về những hình chạm ấy...