Tìm kiếm

Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh...

Có 17 kết quả được tìm thấy cho tag "dai-hoc-my-thuat"

Triển lãm tranh, tượng của cán bộ, giảng viên Trường đại học Mỹ thuật Tp.HCM tại trường đại học Mỹ thuật Hà Nội

Từ lâu, cán bộ, giảng viên trường Đại học Mỹ Thuật TP.HCM và các cán bộ, giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội đã trở nên thân thiết trong các lĩnh vực đào tạo, trao đổi chuyên môn… và cứ 2 năm một lần, lại có dịp tổ chức triển lãm giao lưu những tác phẩm do cán bộ, giảng viên hai trường sáng tác.

Triển Lãm Thiết Kế Đồ Họa Của Khoa Mỹ Thuật Ứng Dụng Trường Đại Học Mỹ Thuật Tp.HCM Tại Hà Nội

Triển lãm đã thu hút đông đảo các sinh viên, giảng viên  mỹ thuật của các Trường: Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Mỹ thuật Công nghiệp, Đại học mở, Đại học Kiến trúc, các nhà thiết kế, nhà lý luận và báo giới… Qua những nhận xét, đánh giá của các nhà chuyên môn, các nhà báo, nhà phê bình lý luận, sinh viên các trường…

Một Tấm Gương Lao Động Sáng Tạo Nghệ Thuật

Trong lịch sử mỹ thuật cận hiện đại Việt Nam, Tô Ngọc Vân là một họa sĩ tài năng uyên bác, một cán bộ tổ chức đầy năng lực, một người thầy giỏi có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ nghệ sĩ và có tiếng vang đến người yêu chuộng nghệ thuật nước ngoài.

Danh Họa Tô Ngọc Vân - Người Thầy Của Khóa Mỹ Thuật Kháng Chiến

Tháng 10 - 1950, Trường Cao đẳng Mỹ thuật khai giảng khóa đào tạo chính quy đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự chủ trì của vị Hiệu trưởng – họa sĩ danh tiếng Tô Ngô Vân. Khóa học ấy sau này ta thường gọi là “Khóa kháng chiến” ở chiến khu Việt Bắc, Trường Mỹ thuật Việt Nam. Mục đích của trường là đào tạo lớp họa sĩ – cán bộ đem “hội họa phụng sự nhân dân, làm đẹp cuộc đời của nhân dân, hướng dẫn để nâng cao trình độ hội họa của nhân dân…”

Thông tin Mỹ thuật số 15-16

Thông tin mỹ thuật số 15-16 (Phát hành tháng 8 năm 2004)

Làng Nghề Sơn Mài Tương Bình Hiệp (Thị Xã Thủ Dầu Một - Tỉnh Bình Dương)

Thập niên 50 của thế kỷ trước, với sự xuất hiện của xưởng sơn mài Thanh Lễ do hai  ông Trương Văn Thanh và Nguyễn Thanh Lễ gây dựng đã tạo nên một mốc son mới cho chiếc nôi sơn mài Tương Bình Hiệp. Với sự đóng góp của những nghệ nhân tài hoa, xuất sắc như: Thái Văn Ngôn, Ngô Từ Sâm, Trương Văn Cang, Trần Văn Nam và một số thầy giáo Trường Mỹ nghệ thực hành Thủ Dầu Một

Cơ Cấu Tổ Chức Hội Họa Tại Pháp Và Giải Thưởng Hội Họa "Đông Dương"

Họa sĩ có tác phẩm trưng bày tại triển lãm “Hội thuộc địa nghệ sĩ Pháp” sẽ qua một cuộc tuyển chọn, người đoạt giải được trao tặng một năm du lịch nghiên cứu, cộng thêm vé hạng nhất khứ hồi, một tài trợ là 1.200 đồng Đông Dương và đi lại miễn phí trên toàn Đông Dương. Xin lưu ý là đầu thế kỷ, 1 đồng Đông Dương trị giá 3 quan Pháp. Từ năm 1925 đến 1927, tỉ giá trung bình là 14 quan Pháp. Năm 1931, đồng Đông Dương theo tỉ giá kim bảng vị (giá vàng) và cố định là 10 quan Pháp (13).

Tham Quan Học Viện Quảng Châu Trung Quốc

Tháng 5 - 2005, trường Đại học Mỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh đã cử đoàn cán bộ sang tham quan và thảo luận về các dự án hợp tác với Học Viện Mỹ Thuật Quảng Châu –Trung Quốc. Đoàn đã tham quan các cơ sở giáo dục và đặc biệt là 2 cơ sở của Học Viện Mỹ thuật Quảng Châu. Cuộc gặp gỡ thật chân tình và mở ra nhiều triển vọng cho quan hệ giữa 2 trường  về trao đổi giảng viên, sinh viên, triển lãm giao lưu, nghiên cứu học thuật và nhiều vấn đề khác.

Người vẽ

 

Tôi khẳng định: Người vẽ trước hết là một con người.
Con người chung chung đang chuyên cầu cho đến được Con người (chữ con người viết hoa) hoàn thiện cao quý!
Rất nhiều sách vở và trường lớp đào tạo chuyên sâu cho người học vẽ đã hướng dẫn họ nhiều, rất nhiều kỹ năng, kỹ thuật, nắm bắt chất liệu, hình khối, không gian… Cho đến khi hễ động tay động chân thì người chưa từng học vẽ bao giờ dẫu có nằm mơ cũng không dám mơ tới.

Từ Trường Vẽ Gia Định Đến Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh

Kể từ khi thành lập, “Trường vẽ Gia Định” ngày càng phát triển. Nhưng sự phát triển ấy chủ yếu là do đội ngũ giảng viên có tâm huyết với nghệ thuật, cho nên năm 1917 trường vẽ Gia Định là trường Mỹ Thuật duy nhất được xếp vào loại “trường Trung học đệ nhất cấp” và được nhận là hội viên của “Hiệp hội Trung ương trang trí Mỹ thuật Paris”. Đây là cột mốc quan trọng vì là lần đầu tiên học sinh của trường được tiếp xúc với hội hoạ phương Tây.

Thông tin Mỹ thuật số 03-04

Thông tin Mỹ thuật số 2-3 (phát hành ngày 15 tháng 02 năm 2004)

Dấu Ấn Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh Trong Bảo Tàng Mỹ Thuật Thành Phố

Trường Mỹ thuật Gia Định đã tồn tại ở Sài Gòn từ rất lâu, song lại chưa có một bảo tàng chuyên ngành này hay một nhà sưu tập tranh tượng lớn, khiến cho công chúng muốn thưởng thức mỹ thuật một cách có hệ thống, đầy đủ thật khó. Bởi những tác phẩm của tác giả đã được nhiều người sưu tầm va lưu giữ ở nhiều nơi trong và ngoài nước.