Tìm kiếm

Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh...

Có 8 kết quả được tìm thấy cho tag "trang-tri"

Chiêu sinh các lớp Hội học Cơ bản và luyện thi đại học

Nhằm giúp các bạn trau dồi kiến thức, kỹ năng thực hành, Ban điều hành lớp học ngoài giờ của Công đoàn trường Đại học Mỹ thuật Tp.HCM thường xuyên tổ chức các lớp hội họa cơ bản và luyện thi với đội ngũ giảng viên chuyên môn giàu kinh nghiệm. Kể từ ngày 03/12/2012, Công đoàn trường Đại học Mỹ thuật Tp.HCM tiếp tục chiêu sinh các lớp:

Hoa Văn Trang Trí Kh'me Nam Bộ

Hoa văn trang trí Kh’mer Nam Bộ tập trung chủ yếu ở hơn 500 ngôi chùa  ở miền Tây Nam Bộ nói chung, Trà Vinh và Sóc Trăng nói riêng. Nên khi nói về hoa văn trang trí, chúng ta không thể tách chúng ra khỏi tổng thể của nó, bởi hoa văn có tác dụng làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi chùa làm cho ngôi chùa thêm phần lung linh, lộng lẫy...

Thổ cẩm Ê Đê

Ơ vùng Tây Nguyên trước kia vẫn tồn tại một tập tục truyền thống khá đặc biệt, đó là trong các lễ cưới hỏi, người con gái luôn tự tay dệt các tấm chăn, áo, khố, thổ cẩm để làm quà tặng họ hàng nhà chồng. Có lẽ vì vậy mà đồng bào dân tộc ít người sống trên dải Trường Sơn – Tây Nguyên hầu như đều biết ít nhiều về nghề dệt thổ cẩm. Nổi bật và được nhiều người biết tới có lẽ phải kể đến thổ cẩm và những hoa văn trang trí trên thổ cẩm Êđê.

Hoa văn trên trang phục của tộc người Gia Rai

Những mô típ rúp (hình) của người Giarai có thể thấy ở khắp nơi, người ta vẽ trên kho thóc, trên thân nêu trong lễ cúng lúa, lễ bỏ mả,... và trên cả các vật dụng sinh hoạt: gùi, rổ,... nhưng phong phú và biểu cảm nhất vẫn là những hoa văn trên trang phục của các chàng trai, cô gái Giarai.

Năm Hợi Lượm Lặt Chuyện Heo Trong Mỹ Thuật

Trung Quốc và các nước Đông Á cũng rất đề cao hình ảnh con heo bởi sự mập mạp, béo tốt và mắn đẻ của nó. Hình ảnh con heo đã xuất hiện rất sớm trong nền văn hóa Trung Quốc, ví dụ như một cái Chén gốm đen khắc hình lợn rừng của nền Văn hóa Hà Mụ Độ (Hà Mẫu Độ) trước công nguyên 5000 đến 4000 năm, hiện trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Triết Giang (Trung Quốc). Chén được trang trí bằng các nét khắc hình con heo, mang các họa tiết đơn giản là những đường vạch và đường tròn đồng tâm

Sự Ra Đời Của Nghệ Thuật Trang Trí

Trang trí có từ bao giờ? Ở đâu? Tại sao? Do khởi đầu người ta đã muốn làm đẹp hay chỉ để đánh dấu? - Đó là những băn khoăn của giới sử học nghệ thuật... Với chút ít tư liệu trong tay, chúng tôi xin mời các bạn cùng tìm hiểu và suy ngẫm.

Lịch sử ngành in vải hoa

Nói đến in vải hoa là chúng ta cùng một lúc đề cập đến nhiều ngành khác nhau. Để tạo được một sản phẩm in hoa ba ngành chính tham gia vào quá trình tạo sản phẩm là mỹ thuật, hóa nhuộm, in ấn. Mỗi sản phẩm in hoa đều mang đặc thù riêng của nó: tính thẩm mỹ trong họa tiết trang trí, tính cơ lý của chất liệu in, màu in. Khi đề cập đến từng ngành tham gia tạo sản phẩm là đề cập đến nhiều vấn đề: lịch sử phát triển, hiện tại, tương lai của từng ngành.

Nghệ Thuật Kiến Trúc Trang Trí Chùa KH'MER Nam Bộ

Nhìn từ góc độ nghệ thuật, ngôi chùa là một tổng thể nghệ thuật kiến trúc đặc trưng nhất của người Kh’mer. Nhìn từ góc độ tâm linh, ta thấy ngôi chùa là đỉnh cao của thăng hoa tôn giáo. Cái đẹp hiện ra trong cái thiêng liêng Phật tính. Làm đẹp cho chùa, nơi thờ Phật là làm cho lòng mình sung sướng và thanh thản nhất.