Tìm kiếm

Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh...

Có 6 kết quả được tìm thấy cho tag "son-mai"

Sơn Ta - Sơn Mài, Phát Triển Hay Thụt Lùi

Sơn là vẽ, là dự kiến, là đưa ra khả năng phối trợ, bao gồm dự định phối hợp của nhiều lớp màu được chồng đè (không tuyệt đối đồng đều về độ dày mỏng) lên nhau.
Mài, là vẽ, là làm phẳng, là tận dụng khả năng phối hợp (cả ngẫu nhiên và chủ động) của những lớp màu đã sơn theo dự kiến lúc trước. Với kỹ thuật như trên, sơn - mài có ưu thế về chiều sâu, lộ rõ thứ lớp của nhiều lớp màu; khi bức tranh được đánh bóng thì hiệu quả theo chiều sâu tăng lên rõ rệt, không một chất liệu nào sánh kịp.

Họa Sỹ Ủ Văn An Và Các Tác Phẩm Tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh

Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh hiện đang lưu giữ 4 tác phẩm sơn mài của họa sĩ Ủ Văn An. Đây là những tác phẩm ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên miền Bắc bằng sơn mài với màu son đằm thắm.  

Làng Nghề Sơn Mài Tương Bình Hiệp (Thị Xã Thủ Dầu Một - Tỉnh Bình Dương)

Thập niên 50 của thế kỷ trước, với sự xuất hiện của xưởng sơn mài Thanh Lễ do hai  ông Trương Văn Thanh và Nguyễn Thanh Lễ gây dựng đã tạo nên một mốc son mới cho chiếc nôi sơn mài Tương Bình Hiệp. Với sự đóng góp của những nghệ nhân tài hoa, xuất sắc như: Thái Văn Ngôn, Ngô Từ Sâm, Trương Văn Cang, Trần Văn Nam và một số thầy giáo Trường Mỹ nghệ thực hành Thủ Dầu Một

Vài Suy Nghĩ Về Tính Truyền Thống Trong Tranh Sơn Mài Việt Nam Hiện Đại

Nghệ thuật sơn mài Việt Nam gần một thế kỷ đồng hành cùng các họa sĩ tâm huyết luôn tìm tòi, nghiên cứu làm giàu đẹp thêm tiềm năng lớn lao của chất liệu tạo hình độc đáo này. Từ một chất liệu trang trí cổ truyền họ đã  góp công chuyển thành chất liệu nghệ thuật. Tính truyền thống ấy càng đậm đà hơn qua bàn tay điêu luyện và yêu nghề của các nghệ sĩ nhiều thế hệ đã biết tiếp thu tinh hoa nghệ thuật thế giới và dân tộc ...

Họa Sỹ Huỳnh Văn Gấm

Họa sĩ Huỳnh Văn Gấm như đã nói trên, ông không nhiều tác phẩm, những tác phẩm đã ra đời hầu như tập trung vào đề tài Cáng mạng và Kháng chiến. “Trái tim và nòng súng”, “Nam kỳ khởi nghĩa 1940’, “Công hội đỏ”, “Ngô Gia Tự”, “Võ Thị Sáu”, “Bác Hồ thời thơ ấu”; ông thể hiện đề tài Cách mạng với một tình cảm chân thành mà không phải bất cứ họa sĩ nào cũng có.

Một Họa Sĩ, Một Người Thầy

Về việc giảng dạy, ông quan niệm: đó là sự hợp tác giữa thầy và trò nhằm mục đích thực hiện quy trình và mục tiêu giáo dục. Thầy dạy, trò học, cả hai thầy trò phải thực sự làm việc. Thiếu một trong hai thì quá trình giáo dục, đào tạo sẽ bị phá vỡ.